Tất tần tật về tình trạng sinh non mà bạn quan tâm

(4.46) - 17 đánh giá

Sinh non là một vấn đề rất thường gặp. Tuy nhiên, việc biết lý do vì sao và rủi ro mà bé gặp phải khi chào đời quá sớm rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn đề phòng tình trạng này tốt hơn.

Ngày nay, các bác sĩ sản khoa có thể dự đoán được tình trạng sinh non dựa vào các dấu hiệu và tư vấn cho bạn. Tình trạng này sẽ kiểm soát được nếu bạn phát hiện kịp thời.

Bạn có một thai kỳ hoàn hảo nhưng vẫn có khả năng sinh non vào những tháng gần cuối. Khi một bà bầu biết có khả năng sinh non, điều đầu tiên có lẽ ai cũng nghĩ đến lý do tại sao và bắt đầu đổ lỗi cho bản thân: “Tôi đã làm gì sai? Đáng lẽ tôi phải làm điều đó sớm hơn thì sẽ không đưa đến tình trạng này” hay “Bé cưng sẽ ổn chứ?”. Đừng quá lo lắng và tự trách bởi sinh non là điều có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Sinh non là gì?

Đây là thuật ngữ đề cập đến tình trạng bé chào đời quá sớm so với dự tính. Nếu chỉ là sớm hơn vài ngày hoặc vài tuần thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển dạ ở tháng thứ 7 hoặc 8 thì cả mẹ và bé đều sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Sinh non thường được phân loại như sau:

  • Sinh cực non khi thai dưới 28 tuần
  • Sinh rất non khi thai từ 28 – 32 tuần
  • Sinh non muộn khi thai từ 33 – 36 tuần.

Những ai thường mắc tình trạng sinh non?

Phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non (đẻ non) cao hơn những người khác. Nhưng bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng có thể bị sinh non. Trên thực tế, nhiều phụ nữ sinh non trong khi họ không có yếu tố nguy cơ nào.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên nhân của việc sinh non

1. Bệnh nhiễm trùng vùng kín

Nếu thai phụ mắc bệnh nhiễm trùng vùng kín thì sẽ có nguy cơ sinh non rất cao. Do các vi khuẩn trong cơ thể phát triển làm lớp màng bao bọc thai nhi yếu đi, nên ảnh hưởng đến nước ối. Vì vậy, túi nước ối có thể bị vỡ bất cứ lúc nào. Một số nhiễm trùng thường khiến bạn sinh non gồm nhiễm khuẩn âm đạo (BV) (là một loại nhiễm trùng gây ra khi quá nhiều vi khuẩn nào đó làm thay đổi cân bằng vi khuẩn trong âm đạo). Một số triệu chứng bạn sẽ gặp nếu mắc phải nhiễm trùng này:

  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Dịch âm đạo có màu trắng hoặc màu xám
  • Da ở vùng kín xuất hiện mẩn đỏ.

Một số nhiễm trùng khác mà bạn cũng có thể gặp như Chlamydia, trichomoniosis và bệnh lậu cũng có thể dẫn đến sinh non.

2. Có tiền sử sinh non

Nếu lần trước, bạn đã từng sinh non thì bạn sẽ có nguy cơ trải qua việc này một lần nữa. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc bổ và yêu cầu bạn nghỉ ngơi nhiều để giảm nguy cơ. Trong trường hợp này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn có thêm một bé cưng nữa nhé.

3. Các biến chứng về sức khỏe

Những vấn đề về sức khỏe mà người mẹ gặp phải trong thai kỳ như tiểu đường, huyết áp cao, tiền sản giật hoặc tình trạng đông máu, các vấn đề về tim cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non. Nếu có biến chứng về sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sinh mổ. Nếu bạn tiếp tục mang thai thêm một vài ngày nữa thì có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

4. Lối sống ít vận động

Những phụ nữ có lối sống không lành mạnh, nhẹ cân, trước khi mang thai bị suy dinh dưỡng hoặc có các thói quen xấu như hút thuốc, nghiện rượu, bị căng thẳng hoặc lo lắng quá mức cũng có thể dẫn đến sinh non.

5. Mang đa thai

Các bà mẹ chọn phương pháp mang thai thụ tinh trong ống nghiệm hoặc mang thai đôi, thai ba có thể dẫn đến tình trạng này. Khi bạn mang đa thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết cách để chăm sóc tốt cho các bé.

6. Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn

Nếu bạn thụ thai trong vòng 6 – 9 tháng sau khi sinh thì rất dễ dẫn đến tình trạng sinh non. Phụ nữ cần phải nghỉ ngơi từ 11 – 12 tháng trước khi mang thai lần tiếp theo để tránh cho bé bị các dị tật bẩm sinh, nhẹ cân hoặc sinh non.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sinh non mà không xác định được nguyên nhân. Dù là nguyên nhân gì, các bé sinh non đều phải đối mặt với một số biến chứng về sức khỏe.

Các rủi ro của bé sinh non

Những đứa trẻ này sẽ có khả năng đối mặt với rủi ro như hô hấp, thính lực, thị lực, nhẹ cân… Ngoài ra, bé cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bại não, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

1. Hô hấp khó khăn

Vấn đề lớn nhất mà đa số các bé sinh non gặp phải là hô hấp. Phổi là một trong những cơ quan cuối cùng hoàn thiện trong quá trình mang thai. Nếu bé chào đời trước khi phổi phát triển đầy đủ, bé sẽ gặp phải các vấn đề về hô hấp. Những bé chào đời trước 35 tuần thường dễ mắc phải tình trạng này. Nếu không kịp thời cung cấp oxy cho bé, các cơ quan của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2. Các vấn đề về tim

Sót ống động mạch (PDA) và huyết áp thấp là hai bệnh phổ biến nhất ở trẻ sinh non. Nếu hai bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim.

3. Các vấn đề về não

Nếu sinh ra trước 28 tuần, bé có nhiều nguy cơ bị xuất huyết não. Tuy nhiên, đừng quá lo vì tình trạng này có thể điều trị. Thế nhưng, nếu bị xuất huyết quá nhiều, bé sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não trong tương lai.

4. Không tự điều hòa thân nhiệt

Hầu hết các bé sinh non điều thiếu chất béo. Điều này khiến cơ thể bé không thể tự điều chỉnh thân nhiệt được, dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó, trẻ sinh non dành hết năng lượng của mình để giữ ấm nên bé sẽ khó tăng cân và phát triển. Đó là lý do tại sao các bé sinh non thường được nuôi trong lồng ấp.

5. Các vấn đề về dạ dày – ruột

Những bé sinh non còn có khả năng bị viêm ruột ngoại tử (NEC). Đây là một tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và thường xảy ra khi bé bắt đầu được cho bú. Trẻ sinh non bú sữa mẹ thường ít bị bệnh này hơn.

6. Vấn đề về máu

Những trẻ sinh non thường có khả năng mắc các chứng bệnh liên quan đến máu như thiếu máu và vàng da. Cả hai vấn đề này đều phổ biến và không cần đến sự can thiệp y khoa quá nhiều.

7. Hệ miễn dịch suy yếu

Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch yếu, nhưng bé sinh non lại yếu hơn nữa nên rất dễ đối mặt với các tình huống nguy hiểm. Dù bé chỉ bị một nhiễm trùng đơn giản bạn cũng phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Đây là lý do tại sao bạn nên để bé ở nhà cho đến khi hệ miễn dịch của bé phát triển tốt hơn.

8. Bại não

Bại não là một căn bệnh thường gặp ở các bé sinh non. Những bé bị bại não thường có các triệu chứng như mất chức năng ở tứ chi, không có khả năng di chuyển, có các tư thế bất thường do quá trình máu lưu thông lên não kém và chậm cung cấp oxy.

9. Chậm phát triển

Đừng so sánh sự phát triển của bé sinh non với bé sinh đủ tháng. Bé sinh non thường phát triển khá chậm và đôi lúc phải đối mặt với các vấn đề trong học tập và hành vi.

10. Thị giác

Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là một vấn đề khác mà các bé chào đời trước 30 tuần có thể gặp phải. Bệnh này là do phát triển mạch máu bất thường ở võng mạc mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.

11. Thính giác

Trẻ sinh non rất dễ gặp phải các vấn đề về thính giác. Do đó, bạn phải kiểm tra thính giác của bé cẩn thận.

12. Các bệnh mãn tính

Trẻ sinh non rất dễ bị các bệnh mãn tính như hen suyễn, các vấn đề về tiêu hóa, hội chứng đột tử, các vấn đề về dạ dày và bệnh nhiễm trùng mãn tính.

13. Tỷ lệ sống sót thấp

Hầu hết các bé chào đời quá sớm so với dự định sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch do bé còn quá non nớt để có thể bú, nuốt và thở cùng lúc. Có khoảng 80% bé sinh non sống sót trong khi số còn lại sẽ dễ tử vong do mắc các bệnh nhiễm trùng.

Các triệu chứng của sinh non là gì?

Bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu có kỳ triệu chứng nào sau đây xảy ra trước tuần thứ 37:

  • Rỉ dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Điều này có nghĩa dịch âm đạo của bạn sẽ trở nên lỏng, nhầy hơn hoặc có lẫn máu;
  • Xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo. Bạn cảm thấy đau bụng, đau quặn giống với đau bụng kinh hoặc đau kèm với những cơn co thắt nhiều hơn bốn lần trong một giờ;
  • Gia tăng áp lực trong vùng xương chậu. Bạn sẽ cảm thấy đau lưng ở vùng thấp, đặc biệt là có cảm giác đau theo chu kỳ, hoặc trước đây bạn không hề bị đau lưng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cho trẻ sinh non?

Bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc điều trị cho em bé để thúc đẩy sự phát triển và kích thích chức năng bình thường của phổi, tim và tuần hoàn. Tùy thuộc vào tình trạng của bé, thuốc có thể bao gồm:

  • Chất surfactant
  • Thuốc phun hoặc truyền tĩnh mạch để tăng cường hơi thở và nhịp tim
  • Thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng hoặc nếu có nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Các thuốc làm tăng lượng nước tiểu (thuốc lợi tiểu) hỗ trợ cho phổi và hệ tuần hoàn

Khi các biến chứng cụ thể phát sinh, đôi khi bác sĩ cần thực hiện phẫu thuật cho con bạn để điều trị:

  • Vấn đề ăn uống: bằng cách đặt đường tĩnh mạch trung tâm để cung cấp dinh dưỡng tĩnh mạch
  • Viêm ruột hoại tử: cắt bỏ phần ruột bị hư hỏng
  • Bệnh võng mạc sinh non: sử dụng laser để hạn chế sự phát triển bất thường của mạch máu và rủi ro về thị lực
Đánh giá:

Bài viết liên quan

“Cậu bé” của bạn sẽ trở nên sung sức hơn vào mùa hè

(60)
Quần lót là vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quần lót không đúng cách, vùng kín có thể sẽ nhiễm một số bệnh về da ... [xem thêm]

[Hỏi đáp chuyên gia] Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?

(46)
Với tiền sử gia đình có mẹ và anh trai mất vì bệnh tim, bà Loan (Hà Nội) hoang mang vô cùng khi nhận kết quả chẩn đoán bị thiếu máu cơ tim. Ngay cả khi lo ... [xem thêm]

8 ngành nghề bạn nên cẩn trọng khi chọn người yêu

(13)
Khi đang đắm say trong tình yêu, bạn có thể bỏ qua nghề nghiệp của người ấy. Thật ra, một số ngành nghề sẽ khiến bạn phải cẩn trọng hơn khi quyết ... [xem thêm]

Dấu hiệu trẻ bị thừa vitamin A

(37)
Vitamin A là một vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì biểu mô. Khi được sản xuất thành thuốc, hoạt chất này ... [xem thêm]

Những mũi tiêm chủng cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ cần biết

(63)
Trẻ nhỏ lớn lên rất nhanh theo từng ngày, càng lớn trẻ càng phát triển về mọi mặt và nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới cũng dần tăng lên. Để con khỏe ... [xem thêm]

Nhận diện dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ nhỏ để ru con ngủ

(84)
Bố mẹ nên lưu ý đến dấu hiệu mệt mỏi ở con yêu để có thể xoa dịu tâm trạng và dỗ bé ngủ đúng thời điểm, không nên để trẻ quấy khóc.Trẻ sơ ... [xem thêm]

Nhiễm giun kim khi mang thai: mẹ bầu không nên quá lo lắng

(67)
Tuy nhiễm giun kim khi mang thai không gây hại cho thai nhi nhưng bạn vẫn nên biết rõ thông tin về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh này.Bạn thường hay bị ngứa ... [xem thêm]

Cnattu Kids: Giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh mùa hè cho trẻ

(76)
Trong những ngày hè nắng nóng gần đây, số trẻ phải nhập viện vì mắc các bệnh đường hô hấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban đang không ngừng tăng lên. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN