[Hỏi đáp chuyên gia] Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?

(4.22) - 46 đánh giá

Với tiền sử gia đình có mẹ và anh trai mất vì bệnh tim, bà Loan (Hà Nội) hoang mang vô cùng khi nhận kết quả chẩn đoán bị thiếu máu cơ tim. Ngay cả khi lo sợ đây là căn bệnh khó chữa, bà vẫn không nản lòng đi tìm lời giải cho câu hỏi: “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?”.

Cầm kết quả chẩn đoán thiếu máu cơ tim do tắc hẹp mạch vành 50% trên tay, bà Loan (68B, ngõ 58 Đào Tấn, phường Cống Vị, Hà Nội) không tránh khỏi cảm giác đau nhói khi nghĩ đến hình ảnh tiều tụy của mẹ và anh trai những ngày cuối đời… Vốn là một người phụ nữ hướng ngoại và năng động, bà không muốn chấp nhận đầu hàng căn bệnh trầm kha này một cách dễ dàng.

Theo như bà Loan tìm hiểu, thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành) không phải là bệnh nan y nên vẫn có hy vọng chữa trị được. Hơn bất cứ ai trong những người thân đang lo lắng cho mình, bà biết rằng bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không là do sự nỗ lực tìm kiếm cách điều trị đúng hướng.

Theo giáo sư Phạm Gia Khải (nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), người bệnh mạch vành có thể chữa tắc hẹp mạch vành và làm tăng lưu lượng máu đến vùng cơ tim thiếu máu sau khi sử dụng nhóm thuốc statin từ 2 – 4 năm. Tuy nhiên, kết quả này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong việc tuân thủ chỉ định bác sĩ kết hợp với điều chỉnh thói quen sống lành mạnh. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải chủ động tìm hiểu để trang bị cho mình những hiểu biết quan trọng sau đây nhằm đẩy lùi bệnh tật càng sớm càng tốt.

1. Phối hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát cơn đau thắt ngực

Những cơn đau thắt ngực chính là triệu chứng kinh điển mà người bệnh thiếu máu cơ tim nào cũng phải đối mặt. Vì vậy, mục tiêu trong điều trị thiếu máu cơ tim là phải đảm bảo được lưu lượng máu ổn định để cung cấp cho tim nhằm giảm đau ngực, khó thở và phòng ngừa đau tim, nhồi máu cơ tim.

Để đạt được mục tiêu này, bạn cần phải sử dụng và phối hợp nhiều loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số nhóm thuốc mà bác sĩ có thể kê toa khi điều trị bệnh thiếu máu cơ tim:

• Nhóm thuốc Statin: có tác dụng giảm cholesterol máu và đưa về ngưỡng ổn định.

• Nhóm thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa cơn đau tim, cơn nhồi máu cơ tim.

• Nhóm thuốc chẹn beta và thuốc giãn mạch nhanh: giảm đau ngực, chống co thắt mạch vành, thường sử dụng trong trường hợp người bệnh đột nhiên đau thắt ngực. Một số người bệnh có thể được kê toa thuốc chẹn kênh canxi hoặc nitrat tác dụng lâu dài thay thế.

• Thuốc hạ đường huyết: Nếu có mắc kèm bệnh tiểu đường, bạn cần dùng thêm các thuốc hạ đường huyết phù hợp.

Để sử dụng thuốc hiệu quả, bạn không nên tự ý ngưng thuốc, nhất là thuốc chống đông máu vì tiềm ẩn nguy cơ huyết khối gây tắc mạch vành tim.

2. Can thiệp và phẫu thuật điều trị thiếu máu cơ tim

Khi người bệnh thiếu máu cơ tim không thể điều trị nội khoa hoặc bị hội chứng mạch vành cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp, phẫu thuật sau đây để phòng ngừa biến chứng nhồi máu tim nguy hiểm đến tính mạng:

Nong mạch hoặc đặt stent mạch vành: Kỹ thuật này làm tăng tưới máu cho tim giúp giảm đau thắt ngực. Bạn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng sau khi đặt stent như xuất huyết, nhiễm trùng, tái tắc hẹp… Ngoài ra, bạn sẽ phải dùng thuốc chống đông lâu dài, thậm chí là cả đời.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi tình trạng thiếu máu cơ tim trầm trọng, hoặc mạch vành đã bị tổn thương quá nặng, không thể nong mạch. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách tách ra một phần tĩnh mạch ở vùng khác của cơ thể người bệnh để làm cầu nối, bắc qua vị trí mạch vành bị tắc hẹp.

3. Xử lý kịp thời khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp là hậu quả của thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra đột ngột, phần lớn là do cục máu đông được hình thành sau khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ. Đây là tình huống cấp cứu khẩn cấp mà bạn và người thân cần nhận biết càng sớm càng tốt để xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim cấp

Bạn nên lưu ý các dấu hiệu bất thường sau đây của cơ thể:

  • Đột nhiên mệt mỏi bất thường xuất hiện cùng lúc với cảm giác lo lắng tột độ (cảm giác như cái chết đang đến gần)
  • Đau thắt ngực thậm chí đau đến mức khuỵu người xuống
  • Đau lan ra cánh tay, cổ và hàm
  • Vã mồ hôi lạnh vùng đầu và cổ bất thường (ướt như vừa gội đầu)
  • Đầy trướng bụng và buồn đi vệ sinh nhưng không đi được

Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp, hãy nhanh chóng gọi ngay số cấp cứu 115 và có cách xử lý tạm thời để vượt qua cơn nguy kịch trong thời gian đợi xe cấp cứu.

Cách xử lý tạm thời khi bị nhồi máu cơ tim cấp

Để ngăn ngừa nguy cơ tử vong và làm giảm thiểu di chứng sau nhồi máu cơ tim, bạn nên thực hiện cách xử lý tạm thời sau đây khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp:

Ngay lập tức ngưng mọi hoạt động: từ từ ngồi hoặc nằm ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm ở nơi gần nhất có chỗ tựa lưng để cơ thể thả lỏng và thư giãn.

Thả lỏng toàn cơ thể: buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mặt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi.

Dùng thuốc có sẵn: Nếu bạn có sẵn thuốc được bác sĩ kê đơn trong trường hợp khẩn cấp, hãy dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt.

Hãy nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc đưa bạn đến cơ sở y tế gần nhất. Đừng chần chừ dù chỉ một giây, vì nhồi máu cơ tim cấp có thể đẩy bạn vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc!

4. Duy trì lối sống tích cực để tăng hiệu quả điều trị

Lời giải cho câu hỏi: “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?” không phải chỉ dựa vào sự tiến bộ của y học hiện đại cùng tay nghề của các bác sĩ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống của bạn.

Theo các chuyên gia tim mạch, nếu bạn bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể giảm được 50% các triệu chứng thiếu máu cơ tim.

Giáo sư Phạm Gia Khải còn cho biết, tập thể dục vừa có tác dụng kích thích các thụ thể enzym tiêu mỡ và giảm đường huyết, lại vừa kích hoạt tuần hoàn bàng hệ mạch vành phát triển. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm thiểu được rất nhiều rủi ro khi bị mạch vành bị tắc hẹp nặng hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

Trong việc duy trì lối sống tích cực, chế độ ăn uống cho người bệnh thiếu máu cơ tim có ý nghĩa rất quan trọng mà bạn nên lưu ý kỹ các điều cơ bản sau đây:

  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Ăn giảm muối, ít chất béo, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám.

5. Phối hợp với thuốc nam chữa thiếu máu cơ tim

Mặc dù các liệu pháp dùng thuốc Tây là cần thiết, nhưng đây vẫn chưa phải là điều kiện đủ để bạn có thể tìm ra lời giải thỏa đáng nhất cho nỗi lo: “Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không?”. Từ xa xưa, dân gian có rất nhiều bài thuốc nam từ các loại thảo dược quý giúp trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả và an toàn như Đan sâm tăng cường máu đến tim, Hoàng đằng ức chế quá trình hình thành mảng xơ vữa, Cao Natto làm tiêu cục máu đông…

Trong số các sản phẩm hiện nay tại Việt Nam có chứa các thành phần thảo dược quý giúp hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu cơ tim, chỉ có duy nhất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang (*) đã được nghiên cứu lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc tế (2014). Lợi ích vượt trội nhất của sản phẩm là giảm khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực do bệnh tim mạch. Đồng thời giảm cholesterol toàn phần và LDL-C máu và ổn định huyết động, và làm giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển.

Cũng chính nhờ biết đến Ích Tâm Khang, cuộc hành trình tìm cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim của bà Loan mới đỡ chông chênh và mệt mỏi hơn. Mặc dù đã bước sang tuổi 70, dường như bà vẫn giữ được phong cách năng động của thời trẻ khi chia sẻ niềm vui hồi phục sức khỏe: “Từ đầu 2010 đến nay, tôi cứ duy trì uống hai viên, chưa một ngày nào tôi dừng Ích Tâm Khang cả. Kết quả tôi nhận thấy rằng, hiện tượng đau ngực giảm rất nhiều và cường độ cũng giảm luôn. Chứng hồi hộp và tim đập nhanh cũng đỡ đi rất nhiều!”.

Từ kết quả chụp cắt lớp bị thiếu máu cơ tim do tắc hẹp mạch vành 50% khi mới phát hiện bệnh, đến năm 2016 bà chụp lại thì chỉ còn 30%. Bà cảm thấy sức khỏe mình hồi phục như thời 50 tuổi, có thể lên xuống cầu thang, đi xe đạp, du lịch xa… chính là những điều mà bà từng ước ao cách đây vài năm.

Tưởng chừng như thiếu máu cơ tim là căn bệnh trầm kha khó vượt qua được, thế nhưng nếu bạn điều trị đúng cách thì vẫn có cơ hội khỏe lại ngay cả khi có tiền sử gia đình mắc bệnh tim như bà Loan. Nếu như bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không là do quyết định cố gắng hay buông bỏ, hãy chọn kiên trì tiếp tục vì còn có rất nhiều người yêu thương bạn ở bên cạnh!

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những cách phát hiện trùng sốt rét trong cơ thể

(93)
Khi bị muỗi đốt, ký sinh trùng sốt rét sẽ xâm nhập vào máu và phá hủy các tế bào hồng cầu mang oxy. Các triệu chứng ban đầu của sốt rét trông giống như ... [xem thêm]

Khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai Depo Provera

(88)
Bạn đang tìm phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả? Hãy thử áp dụng thuốc tiêm tránh thai Depo – Provera và đừng quên tham khảo một số điều cần lưu ... [xem thêm]

6 lời khuyên từ chuyên gia tim mạch nổi tiếng

(75)
Cuộc sống tất bật khiến nhiều khi ta quên đi việc chăm lo đến cơ quan quan trọng nhất của cơ thể: trái tim. Bộ phận làm việc chăm chỉ nhất này phải liên ... [xem thêm]

Ve chó cắn người, nguy hiểm khó lường!

(81)
Ve chó (rận chó) có thể cắn người và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Vậy bạn nên làm gì khi chẳng may bị ve chó cắn?Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ... [xem thêm]

Bạn có thể phân biệt bệnh vẩy nến, chàm và viêm da?

(35)
Bạn có biết ba nguyên nhân thông thường gây ra phát ban da là bệnh vẩy nến, bệnh chàm và bệnh viêm da? Trong một số trường hợp rất khó khăn để phân biệt ... [xem thêm]

Tiêu chảy sau sinh mổ có nguy hiểm không?

(71)
Sinh con luôn gắn liền với bất ổn về những cơ quan lân cận như đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Tiêu chảy là rắc rối ít phổ biến với ... [xem thêm]

Sinh mổ: Những điều mẹ bầu cần hiểu rõ

(40)
Với sự tiến bộ của công nghệ khoa học, tất cả mọi thứ trên đời này trở nên thuận tiện hơn, thoải mái và an toàn, bao gồm cả việc sinh con. Sinh mổ ... [xem thêm]

Những món ăn khuya không mập mà bạn nên biết

(82)
Ai cũng biết những bữa ăn khuya là kẻ thù của những người đang dư thừa cân hoặc sợ mập. Và khổ nỗi, khi phải thức đêm làm việc, học tập hay xem những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN