Bệnh rộp da do tiểu đường

(3.73) - 48 đánh giá

Nếu bạn bị tiểu đường và trải nghiệm các đợt phát ban rộp da tự phát, chúng có thể là bệnh rộp da do tiểu đường, còn gọi là phỏng rộp tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường bóng nước.

Mặc dù các nốt rộp da có thể báo động khi bạn phát hiện ra chúng lần đầu, nhưng chúng không gây đau và thường tự lành lại mà không để lại sẹo.

Cách nhận biết bệnh rộp da do tiểu đường

Bệnh rộp da do tiểu đường thường xuất hiện trên chân, bàn chân và ngón chân. Hiếm hơn, chúng xuất hiện trên bàn tay, ngón tay và tay.

Nốt rộp do bệnh tiểu đường có thể lớn đến 152 mm, mặc dù chúng thường nhỏ hơn. Chúng thường được mô tả giống như nốt rộp khi bạn bị bỏng, chỉ có điều không gây đau đớn. Rộp da do tiểu đường ít khi xuất hiện một nốt rộp duy nhất. Thay vào đó, chúng mọc hai bên hoặc thành các cụm. Vùng da xung quanh nốt rộp thường không bị đỏ hoặc sưng. Nếu có dấu hiệu đỏ hay sưng, bạn nên gặp bác sĩ ngay. Nốt rộp tiểu đường có chứa dịch trong, vô trùng và rất ngứa.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thường có biến chứng này. Tuy nhiên, rộp da do tiểu đường cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Rộp da do tiểu đường là hiếm gặp. Bệnh gặp ở nam giới với tỷ lệ gấp 2 lần ở nữ giới.

Khi nào thì bạn nên gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ khi xuất hiện những vết rộp trên da. Hầu hết các nốt rộp sẽ tự lành lại, nhưng có nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. Nếu có các triệu chứng sau đây, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ:

  • Đỏ xung quanh nốt rộp
  • Sưng
  • Nóng tại vùng tổn thương
  • Đau
  • Sốt đi kèm với các triệu chứng trên.

Tại sao tiểu đường gây rộp da?

Bệnh rộp da có thể không rõ nguyên nhân. Nhiều tổn thương xuất hiện mà không có chấn thương. Bạn mang giày không vừa cũng có thể gây ra rộp. Nhiễm nấm candida albicans là một nguyên nhân phổ biến gây rộp da ở những người có bệnh tiểu đường.

Bạn có nhiều khả năng bị rộp da do tiểu đường nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt. Những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường, tổn thương thần kinh làm giảm cảm giác đau, dễ bị rộp da do tiểu đường. Bệnh động mạch ngoại vi cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị rộp da do tiểu đường

Do nguy cơ nhiễm trùng và loét khi bạn bị tiểu đường, bạn có thể cần gặp bác sĩ da liễu để loại trừ tình trạng da nghiêm trọng hơn. Theo một bài báo trong Lâm sàng bệnh tiểu đường, rộp da do tiểu đường thường lành trong 2 – 5 tuần mà không cần sự can thiệp.

Các chất dịch trong nốt rộp là vô trùng. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn không nên tự chọc thủng nốt rộp, mặc dù bác sĩ có thể dẫn lưu dịch nếu tổn thương quá lớn. Điều này sẽ giữ cho làn da còn nguyên vẹn như một lớp phủ cho các vết thương, trường hợp nốt rộp vô tình bị vỡ là hiếm.

Nốt rộp có thể được điều trị bằng kem hoặc mỡ kháng sinh và băng bó để bảo vệ chúng không bị thương thêm. Bác sĩ có thể kê toa kem steroid nếu bị ngứa trầm trọng.

Cuối cùng, bước quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh rộp da do tiểu đường hoặc làm tăng tốc độ chữa lành nếu bạn đã bị rộp.

Cách phòng ngừa rộp da do tiểu đường

Điều quan trọng là phải cảnh giác về tình trạng da nếu bạn có bệnh tiểu đường. Nốt rộp và tổn thương có thể không được chú ý nếu bạn có bệnh lý thần kinh. Bạn có thể thực hiện các cách sau đây để phòng ngừa rộp và tránh phát triển nhiễm trùng thứ cấp khi bạn có các tổn thương:

  • Kiểm tra bàn chân kỹ lưỡng mỗi ngày.
  • Bảo vệ đôi chân khỏi bị tổn thương bằng cách luôn mang giày và vớ.
  • Đi giày không quá chật.
  • Mang giày mới từ từ.
  • Mang bao tay khi sử dụng kéo, dụng cụ cầm tay, thiết bị làm vườn có thể gây ra rộp.
  • Ánh sáng tia cực tím gây ra rộp ở một số người. Thoa kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.

Khi mắc bệnh rộp da do tiểu đường, bạn cần cố gắng không chạm vào vết rộp để tránh bị tổn thương da. Nếu bạn có thể kiểm soát đường huyết tốt, làn da bạn sẽ trở lại như xưa.

Giang Lê | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi người yêu im lặng, mình phải làm gì?

(27)
Chiến tranh lạnh dường như là một trong những xung đột đáng sợ nhất bởi bạn đã trở thành… “người vô hình” trong mắt đối phương. Vậy khi người ... [xem thêm]

U xơ nang tuyến vú

(93)
Tìm hiểu chungU xơ nang tuyến vú là bệnh gì?Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở ... [xem thêm]

Giúp mẹ bầu vượt qua nỗi lo ra nhiều khí hư trong khi mang thai

(59)
Khi mang thai bạn phải trải qua nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Đây là thời gian cơ thể bắt đầu thích nghi với thai nhi phát triển trong cơ ... [xem thêm]

Bệnh nhân down có thể sống có ích nếu được chăm sóc tốt

(84)
Bệnh down có chữa được không? Câu trả lời phụ thuộc vào sự tích cực chăm sóc của người thân. Một người mắc hội chứng down vẫn có khả năng cống ... [xem thêm]

Âm đạo chật quá cũng khổ! Làm sao để “nới lỏng” cô bé

(79)
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu ... [xem thêm]

Bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

(75)
Bệnh suy giáp nên ăn gì? Đây là vấn đề chung mà nhiều người đang thắc mắc. Thực tế, thực phẩm không thể chữa lành căn bệnh này, nhưng sự kết hợp ... [xem thêm]

Cách trang điểm tự nhiên giúp bạn đáng yêu hơn

(82)
Bạn ngại trang điểm cầu kỳ nhưng vẫn muốn che bớt khuyết điểm và tôn lên vẻ đẹp tự nhiên mỗi khi hẹn hò? Cách trang điểm tự nhiên sẽ giúp bạn luôn ... [xem thêm]

10 cách ăn phô mai lành mạnh tốt cho sức khỏe

(23)
Phô mai ngày nay dường như đã trở thành “nữ hoàng” của làng ẩm thực từ Âu sang Á bởi độ mềm mịn, cùng vị béo ngậy thơm lừng làm mê đắm biết bao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN