Tất tần tật các cách giảm cứng khớp ở người lớn tuổi

(4.08) - 69 đánh giá

Bệnh về cơ xương khớp được xem là trở ngại lớn trong vận động của rất nhiều người. Cứng khớp là một trong số những vấn đề mà người bệnh hết sức lo ngại.

Cứng khớp là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh. Đó là khi chuyển động của khớp trở nên khó khăn hoặc bạn bị giới hạn vận động khớp. Cứng khớp thường đi kèm với triệu chứng sưng và đỏ da, cảm giác nóng, ngứa ran hoặc tê. Bạn cần đi đến các phòng khám chuyên khoa để được xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.

Nguyên nhân gây cứng khớp?

Viêm khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau và cứng khớp. Viêm khớp có hai dạng là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Viêm xương khớp là bệnh về khớp phổ biến nhất ở người trên 40 tuổi. Ở những người bị viêm xương khớp, sụn khớp bị vỡ. Ở người khỏe mạnh, sụn hoạt động như một đệm giữa xương và có chức năng giảm xóc cho khớp. Viêm xương khớp xảy ra chậm và có xu hướng xảy ra trong các khớp thường xuyên được sử dụng như:

  • Cổ tay;
  • Tay;
  • Hông;
  • Đầu gối.

Hình thức thứ hai của viêm khớp là viêm khớp dạng thấp. Bệnh ảnh hưởng ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Khi bạn bị viêm khớp dạng thấp, các khớp bị biến dạng theo thời gian do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công, dẫn đến viêm và tích tụ dịch trong các khớp. Các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như cứng khớp, đau khớp hoặc mệt mỏi thường xuất hiện và diễn biến trầm trọng hơn trong vài tuần hoặc vài tháng.

Cứng khớp có thể là do:

  • Viêm bao khớp hoặc viêm các miếng đệm xung quanh khớp;
  • Lupus;
  • Bệnh Gout;
  • Một số bệnh truyền nhiễm như quai bị, cúm và viêm gan;
  • Nhuyễn sụn của xương chày hoặc vỡ sụn ở đầu gối;
  • Chấn thương;
  • Viêm gân hoặc viêm dây chằng;
  • Nhiễm trùng xương;
  • Khớp hoạt động quá nhiều;
  • Ung thư;
  • Đau xơ cơ;
  • Loãng xương;
  • Sarcoidosis;
  • Nhiễm Ricketsia.

Điều trị cứng khớp như thế nào?

Cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là những bệnh mạn tính gây đau, cứng khớp. Điều này có nghĩa là bạn không thể điều trị dứt điểm được. Lời khuyên tốt nhất cho những người bị các chứng bệnh về khớp kinh niên là kiểm soát các triệu chứng. Các bác sĩ thường khuyên bạn dùng thuốc hoặc thuốc giảm đau tại chỗ.

Ngoài các loại thuốc ra, nếu cơn đau, cứng khớp không trầm trọng, những điều dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều:

  • Tập thể dục và tham gia các bài vật lý trị liệu giúp tăng sự linh hoạt của khớp và giảm cứng khớp;
  • Giữ lối sống năng động và có một chương trình thể dục với bài tập vừa sức;
  • Trước khi tập thể dục, luôn khởi động kỹ để duy trì tình trạng tốt cho cơ, khớp và xương;
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh. Tăng cân có thể làm tăng độ căng trên khớp;
  • Các liệu pháp chữa bệnh bổ sung và liệu pháp thay thế cũng có thể giúp giảm cứng khớp. Bạn có thể bổ sung 3 chất sau trong bữa ăn hằng ngày hoặc sử dụng thuốc bổ như: dầu cá, hạt lanh và glucosamine sulfate.

Các phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu được xem là nơi thích hợp để giúp bạn xác định rõ nguyên nhân và lên kế hoạch cho những bài tập phù hợp mà không cần dùng thuốc và phẫu thuật.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sở hữu vòng eo thon gọn với bài tập aerobic giảm mỡ bụng

(72)
Bạn muốn diện đồ ôm tôn những đường cong cơ thể? Hãy bắt tay thực hiện các bài tập aerobic giảm mỡ bụng để luôn tự tin khoe vóc dáng nhé!Mọi người ... [xem thêm]

5 cách chữa sụp mí mắt giúp bạn xua tan tự ti

(53)
Nếu bạn cảm thấy tự ti vì bị sụp mí mắt, hãy thử tìm cách nâng mí để có đôi mắt to tròn và đáng yêu hơn. Bạn có thể chữa sụp mí mắt bằng cách ... [xem thêm]

Sỏi thận do biến chứng bệnh tiểu đường

(59)
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, nước tiểu sẽ có tính axit cao nên làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận do biến chứng bệnh tiểu đường.Tiểu đường là ... [xem thêm]

Giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ ăn phô mai mỗi ngày

(91)
Bạn không dám ăn phô mai vì sợ tăng cân? Thật ra món ăn này lại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bạn ngăn ngừa được một số bệnh đấy.Phô mai ... [xem thêm]

Giải mã 8 loại thực phẩm bà bầu thèm ăn trong cả thai kỳ

(30)
Trong suốt thai kỳ, cảm giác thèm ăn của mẹ bầu vẫn thường hay xuất hiện. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn cứ vô tư đáp ứng nhu cầu đó mà quên mất giá trị dinh ... [xem thêm]

Top 11 loại trái cây tốt cho bà bầu

(93)
Trái cây là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp nhiều khoáng chất, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mẹ bầu không chỉ có làn da mịn màng mà còn đánh tan ... [xem thêm]

Bác sĩ gia đình: Chỉ cần một cuộc gọi sẽ xuất hiện bên bạn

(79)
Dịch vụ bác sĩ gia đình đang ngày càng phổ biến ở các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi đau ốm. Thay vì ... [xem thêm]

Rau bí và 10 lợi ích sức khỏe không ngờ đến

(97)
Cây bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita moschata Duchesne, thường được biết đến với những cái tên quen thuộc như bí ngô, bí rợ, bí sáp… Đây là một loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN