Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư xương

(4.5) - 81 đánh giá

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư xương đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Quá trình điều trị có thể làm thay đổi các tác động của một số thực phẩm đến cơ thể, vì vậy bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, thậm chí còn quan trọng hơn nữa khi bạn đang chiến đấu với bệnh ung thư xương. Ung thư xương và các liệu pháp được sử dụng để điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và thay đổi khả năng của cơ thể chịu đựng với một số loại thực phẩm nhất định. Bệnh cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đúng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Trước và trong khi điều trị ung thư xương, bạn cần có một chế độ ăn giàu protein, hàm lượng calo cao để cơ thể có đủ năng lượng cho việc điều trị.

Thực phẩm bạn ăn trước và trong khi điều trị ung thư xương có thể rất khác với những món ăn bạn thường ăn. Mục tiêu của chế độ này là giúp bạn giữ cân nặng ổn định. Cần ghi nhớ rằng bạn phải ăn, ngay cả khi không cảm thấy khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư xương trước khi điều trị

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị cho việc điều trị ung thư xương. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp năng lượng dự trữ để bắt đầu việc điều trị. Các năng lượng này duy trì sức mạnh, tái thiết và bảo vệ các mô của cơ thể cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.

Ăn uống lành mạnh trước khi điều trị cũng có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị và chịu được liều cao hơn của một số loại thuốc nhất định. Trong thực tế, dinh dưỡng có thể làm tăng hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư.

Chế độ ăn uống nên bao gồm:

  • Các loại thực phẩm giàu protein như các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt, gia cầm, cá, đậu, các loại đậu và các loại hạt.
  • Các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như bơ và bơ thực vật, các sản phẩm từ sữa, nước sốt, nước thịt, nước sốt xà lách và đồ ngọt.

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư xương trong thời gian điều trị

Điều trị ung thư xương có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bạn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn duy trì chế độ dinh dưỡng thích hợp trong quá trình điều trị:

  • Phẫu thuật. Cơ thể của bạn cần thêm calo và protein để chữa lành và hồi phục. Bạn hãy ăn bất cứ khi nào cảm thấy thèm ăn, nhưng đừng buồn nếu tác dụng phụ do phẫu thuật làm cho bạn khó ăn. Bạn nên chia các bữa ăn nhỏ và ăn nhẹ thường xuyên, uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Tránh thức ăn chiên rán hoặc dầu mỡ vì chúng có thể khó tiêu hóa.
  • Xạ trị. Khi trải qua xạ trị, bạn nên cố gắng ăn ít nhất một giờ trước mỗi lần điều trị. Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên thay vì ba bữa ăn lớn, đặc biệt là nếu bạn thấy thức ăn không ngon, gây tiêu chảy hoặc đau. Nếu sự thèm ăn có xu hướng tốt hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày, hãy thay đổi giờ phù hợp cho bữa ăn chính.
  • Hóa trị. Buồn nôn do các thuốc sử dụng trong hóa trị liệu có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy thèm ăn và cảm thấy khỏe mạnh, hãy tận dụng để ăn được nhiều hơn. Khi không khỏe, bạn hãy thử ăn ít lại, ăn thường xuyên hoặc ăn nhẹ. Tránh thức ăn chiên rán hoặc dầu mỡ. Protein có thể giúp tăng cường năng lượng chống lại sự mệt mỏi thường đi kèm với hóa trị.

Chế độ dinh dưỡng sau khi điều trị ung thư xương

Khi điều trị ung thư xương kết thúc, bạn sẽ cần phải chuyển sang chế độ ăn uống đơn giản hơn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập kế hoạch ăn uống hợp lý và lành mạnh bao gồm:

  • Ăn ít nhất 5–7 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, bảo đảm ăn nhiều loại rau khác nhau.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.
  • Ăn ít chất béo trong bữa ăn; chọn cách nấu thực phẩm với lò nướng hoặc hấp luộc thay vì chiên rán.
  • Dùng sữa ít chất béo và các sản phẩm từ sữa.
  • Chỉ thỉnh thoảng uống đồ uống có cồn.

Khi nào bạn cần ăn qua ống thông?

Nếu bạn không thể ăn trong khi điều trị, vì bất kỳ lý do nào, các bác sĩ có thể quyết định đặt ống nuôi ăn. Ống được đặt vào dạ dày với phần nhô ra ngoài ngay phía trên rốn.

Bổ sung các chất dinh dưỡng

Bạn cũng có thể giải quyết một số tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng, gồm:

  • Vitamin tổng hợp có chứa vitamin A, C, E, vitamin B phức hợp và các khoáng chất vi lượng như magiê, canxi, kẽm và selenium.
  • Các axit béo omega-3 như dầu cá giúp giảm viêm và hỗ trợ miễn dịch.
  • Canxi citrate và vitamin D hỗ trợ xương.
  • Bổ sung probiotic giúp duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và miễn dịch.

Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào trước khi bạn bắt đầu sử dụng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?

(59)
Chạy thận nhân tạo (thẩm tách máu) là một phương pháp phổ biến để điều trị bệnh suy thận cấp. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào?Phương pháp chạy ... [xem thêm]

5 lý do tại sao bạn không nên uống nước vitamin

(66)
Cùng với trào lưu tập luyện thể thao, các sản phẩm nước vitamin ngày càng trở nên phổ biến vì mức độ tiện dụng hơn hẳn so với nước ép trái cây. Liệu ... [xem thêm]

Làm thế nào để người ăn chay không bị bệnh thiếu máu?

(90)
Cắt giảm thịt và các sản phẩm động vật trong các bữa ăn sẽ làm bạn tăng nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận cân bằng chế độ ăn uống và ... [xem thêm]

Những nguyên nhân gây đau lưng và cách điều trị

(51)
Những cơn đau lưng đang hoành hành ngày đêm khiến bạn gặp khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày? Bạn có muốn quyết tâm hạ gục chứng đau lưng ấy?Bạn ... [xem thêm]

Dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát: Nỗi đau bất cần đời

(61)
Nỗi đau bất cần đời có thể khiến người trầm cảm tự sát. Nếu không sớm nhận biết những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, chúng ta có thể tự kết liễu ... [xem thêm]

10 loại thuốc mọc tóc hiệu quả bạn không thể bỏ qua

(78)
Tăng trưởng tóc là một quá trình tự nhiên, nhưng có nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng, ô nhiễm, thói quen ăn uống không lành mạnh… có thể làm ảnh ... [xem thêm]

7 thói quen xấu ảnh hưởng đến da khô

(10)
Bạn quan tâm đến làn da của mình? Bạn muốn nó căng mịn, trắng sáng?Bạn thuộc nhóm da dầu, da nhạy cảm hay da hỗn hợp? Bài viết này sẽ dành cho những bạn ... [xem thêm]

Phải làm gì khi mũi bạn bị chảy máu cam?

(95)
Chảy máu cam là hiện tượng máu chảy ra từ đường mũi do một số tác động gây ra. Dù không biết chính xác lý do mình bị chảy máu cam thì bạn cần phải ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN