Dùng trái cây một cách thông minh

(3.99) - 56 đánh giá

Có lẽ bạn đã từng băn khoăn rằng liệu việc thêm trái cây vào thực đơn hằng ngày của mình có mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể, miễn là bạn lựa chọn việc dùng trái cây một cách thông minh.

Tuy nhiên, trái cây vẫn chứa đường và carb, vì thế bạn nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để xác định xem bạn nên hấp thu carb trong mỗi bữa ăn bao nhiêu là đủ.

Ngoài ra, trái cây sấy khô là nguồn thực phẩm thường chứa nhiều đường, vì thế khẩu phần khi ăn cũng nên được giảm bớt. Ví dụ như bạn có thể ăn 3 trái mận tươi hoặc 2 trái mận sấy khô (loại nhỏ) để đạt khẩu phần 15g carb.

Nếu bạn là người có chế độ ăn uống phụ thuộc vào Glycemic Index (GI) – chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu bột đường, hầu hết các loại trái cây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn bởi vì chúng cung cấp chất xơ – dưỡng chất làm hạ chỉ số GI. Ngoài ra, có một số loại trái cây có thể làm tăng chỉ số GI, bao gồm dứa, dưa hấu, chuối và các loại trái cây sấy khô.

Uống nước ép trái cây cần lưu ý thời điểm

Khi nhắc đến cụm từ nước ép trái cây, điều chúng ta cần nhớ đến chính là thời điểm – vì bạn cần phải uống nó vào những khoảng thời gian thích hợp mới mang lại hiệu quả cho cơ thể. Nước ép trái cây là nguồn giàu đường và carbohydrate, nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, bạn cần uống loại nước này một cách có kế hoạch.

Clara Schneider, một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng đồng thời là nhà giáo dục chuyên về bệnh đái tháo đường ở Corolla, N.C nói rằng: “Nước ép trái cây thường được sử dụng để giúp tăng mức đường huyết ở những người có lượng đường trong máu thấp”.

Nếu bạn là người thường xuyên uống nước trái cây, hãy chọn dùng những sản phẩm có nhãn hiệu 100% trái cây tươi và không có chất tạo ngọt (không thêm đường).

Bạn cần lưu ý gì khi uống nước ép trái cây?

Một số điều bạn cần lưu ý như sau:

  • Không uống cùng lúc với sữa tươi: trong sữa tươi có chứa hàm lượng protein cao, mà hoa quả lại có tính axit, có thể làm protein ngưng tụ trong dạ dày, gây khó tiêu hóa.
  • Không nên uống thuốc bằng nước ép trái cây: lượng axit có trong nước hoa quả sẽ làm dung hòa các loại thuốc một cách dễ dàng, không có lợi cho sự hấp thu thuốc trong ruột non, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Bạn nên ăn trái cây tươi hay trái cây đóng hộp?

Trái cây tươi luôn là sự lựa chọn tuyệt vời, tuy nhiên loại trái cây bạn muốn ăn có thể không phải lúc nào cũng đang trong mùa vụ và bạn có thể dễ dàng mua nó ở siêu thị. Thực tế, trái cây đóng hộp là sự lựa chọn tuyệt vời không kém (trừ một số loại trái cây quá ngọt và ngâm đường).

Tương tác với thuốc

Hãy nhớ rằng một số loại trái cây có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Bưởi hay nước ép bưởi, cũng như cam và nước ép táo, đều có thể gây tương tác với những loại thuốc được dùng để điều trị bệnh huyết áp cao, cholesterol trong máu cao hoặc những bệnh lý khác. Hãy đến gặp bác sĩ để hỏi xin ý kiến trước khi ăn hoặc uống nước ép làm từ các loại trái cây họ cam nhé.

Mong rằng bài viết đã mang lại cho bạn những chia sẻ thú vị và bổ ích nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bài tập giảm mỡ bạn nên lưu ý khi tập

(63)
Một số bài tập giảm mỡ bạn thường nghĩ là hiệu quả nhưng đôi khi lại có tác dụng ngược khiến cơ thể càng trông đầy đặn hơn. Nếu bạn đang tìm ... [xem thêm]

Quần độn mông: “Cứu tinh” hay “sát thủ” của phái đẹp?

(18)
Các cô nàng có vòng 3 khiêm tốn nhanh chóng tôn sùng chiếc quần độn mông như vị “cứu tinh” mỗi khi diện những chiếc váy ôm sát. Thế nhưng, chiếc quần ... [xem thêm]

Tại sao chúng ta thích bẻ khớp đốt ngón tay?

(89)
Mọi người thường bảo nhau bẻ khớp ngón tay không hề tốt, nó sẽ làm cho xương tay bạn to và thô hơn. Ngoài ra, việc làm ấy còn khiến bạn dễ bị viêm ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chứng thoát vị khi mang thai để mẹ con cùng khỏe

(69)
Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải chứng thoát vị khi mang thai từ những lý do hết sức đơn giản như mang vác vật nặng cho đến phức tạp hơn bao gồm di ... [xem thêm]

Điều trị loét: dùng thuốc hay liệu pháp tự nhiên?

(65)
Loét miệng (nhiệt miệng) là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm ở miệng hoặc trên nướu răng của bạn. Bạn có thể có một hoặc ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc các vấn đề xung quanh bệnh đau mắt hột

(100)
Bệnh đau mắt hột mang tính chất lây truyền và có nguy cơ dẫn đến tình trạng mù vĩnh viễn. Tuy nhiên, biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu ... [xem thêm]

Khi nào mắt bị viêm kết mạc dị ứng?

(86)
Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi kết mạc bị sưng hay viêm do tiếp xúc với phấn hoa, lông, nấm mốc hoặc các chất gây dị ứng khác. Kết mạc là một lớp ... [xem thêm]

Các dấu hiệu tổn thương gan phổ biến

(42)
Người ta thường không chú ý đến các dấu hiệu tổn thương gan cho đến khi bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Hiểu biết về các dấu hiệu của tổn thương gan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN