Tạo hình màng nhĩ

(4.02) - 30 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tạo hình màng nhĩ là gì?

Tạo hình màng nhĩ là một phẫu thuật để sửa chữa lại lỗ thủng trên màng nhĩ của bạn. Lỗ thủng này thường là do nhiễm trùng tai giữa lan đến màng nhĩ gây thủng. Lỗ thủng cũng có thể tạo thành do chấn thương (ví dụ như bạn bị đấm vào tai). Màng nhĩ thủng có thể làm cho nhiễm trùng tai tái phát và khiến thính giác của bạn giảm đi.

Khi nào bạn nên thực hiện tạo hình màng nhĩ?

Bác sĩ sẽ thực hiện tạo hình màn nhĩ nếu bạn có lỗ thủng trên màng nhĩ hoặc có nguy cơ nhiễm trùng tai. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ hạn chế khả năng nhiễm trùng tai tái phát và cải thiện được thính giác của bạn.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện tạo hình màng nhĩ?

Hãy giữ cho tai của bạn khô ráo bằng cách nhét bông gòn và thoa vaseline vào tai khi tắm hoặc gội đầu để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nhiễm trùng có thể được điều trị bằng kháng sinh và một chuyên gia y tế có chuyên môn về vấn đề này có thể làm sạch tai của bạn. Thiết bị trợ thính cũng có thể giúp bạn cải thiện thính lực.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, tạo hình màng nhĩ cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Các biến chứng có thể gặp phải khi tạo hình màng nhĩ gồm:

  • Đặt mảnh ghép thất bại;
  • Điếc;
  • Ù tai;
  • Thay đổi vị giác;
  • Dị ứng.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn ăn và ngưng một số thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện tạo hình màng nhĩ?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị cho phẫu thuật như việc bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không. Trong hầu hết trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng 6 tiếng trước đó. Bạn có thể dùng đồ uống, chẳng hạn như cà phê một vài tiếng trước phẫu thuật.

Bạn phải thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng gần đây, tình trạng dị ứng hoặc các bệnh lý khác mà bạn mắc phải, ngoài ra trước khi thực hiện phẫu thuật bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng nhau lên kế hoạch gây mê. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện tạo hình màng nhĩ như thế nào?

Phẫu thuật này thường được thực hiện dưới hình thức gây mê nhưng cũng có thể chỉ cần gây tê. Phẫu thuật này thường mất từ 60 tới 90 phút.

Phẫu thuật viên sẽ cần sử dụng mô ghép để đóng lỗ thủng trên màng nhĩ lại. Bác sĩ sẽ đặt mảnh mô ghép vào thông qua một đường mổ ở trước hoặc sau tai, hoặc bên trong ống tai. Họ sẽ nâng màng nhĩ lên và đặt mảnh ghép xuống dưới rồi nâng đỡ mảnh ghép đó bằng một miếng xốp tan được. Sau đó họ sẽ đặt màng nhĩ trở lại vị trí.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện tạo hình màng nhĩ?

Bạn có thể về nhà trong cùng ngày. Nếu được băng đầu thì nó sẽ được gỡ ra vào sáng hôm sau, lúc này bạn có thể về nhà.

Phẫu thuật viên sẽ nói với bạn thời điểm có thể quay trở lại với các hoạt động hằng ngày. Thông thường, bạn có thể quay lại làm việc sau khoảng hai tuần. Bạn cũng có thể tập thể dục, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết các bài tập thích hợp. Ngoài ra, bạn sẽ cần phải quay lại tái khám sau hai đến ba tuần để gỡ băng gạc ra và kiểm tra lại mảnh mô ghép.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sinh thiết xuyên phế quản

(39)
Tìm hiểu chungSinh thiết xuyên phế quản là gì?Sinh thiết xuyên phế quản là phương pháp lấy ra một mẫu mô nhỏ từ phổi của bạn. Đây là một phương pháp ... [xem thêm]

Đặt bóng dạ dày

(53)
Tìm hiểu chungĐặt bóng dạ dày là gì?Đặt bóng dạ dày là một phương pháp giúp bạn giảm cân lâu dài khá hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng khi các ... [xem thêm]

Phẫu thuật bong võng mạc

(97)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật bong võng mạc là gì?Phẫu thuật điều trị bong võng mạc là phẫu thuật nhằm phục hồi lại thị lực khi võng mạc của bạn bị tổn ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép xương

(13)
Ghép xương là phẫu thuật lấy mô xương để chữa trị gãy xương và khớp. Chấn thương hay những bất thường của hệ cơ xương khớp có thể làm tổn thương ... [xem thêm]

Nội soi bàng quang bằng ống soi cứng

(43)
Tìm hiểu chungNội soi bàng quang bằng ống soi cứng là gì?Nội soi bàng quang là một thủ thuật để kiểm tra xem có điều gì bất thường trong bàng quang của bạn ... [xem thêm]

Giải ép dây thần kinh trụ

(83)
Tìm hiểu chungGiải ép dây thần kinh trụ là gì?Giải ép dây thần kinh trụ là một loại phẫu thuật nhằm điều trị chứng chèn ép dây thần kinh trụ. Dây thần ... [xem thêm]

Chèn băng nâng đỡ âm đạo

(96)
Tìm hiểu chungChèn băng nâng đỡ âm đạo là gì?Chèn băng nâng đỡ âm đạo là loại phẫu thuật được dùng để chữa các bệnh như sa tử cung hoặc són ... [xem thêm]

Điều trị thoát vị rốn và cạnh rốn

(38)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật điều trị thoát vị rốn và cạnh rốn là gì?Vùng thành bụng bạn ở gần rốn thường rất yếu. Nguyên nhân thường là do bẩm sinh. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN