Nhiều người cho rằng cắt tầng sinh môn là thủ thuật cần thiết khi mẹ bầu sinh nở. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã đúng.
Cắt tầng sinh môn chỉ đơn giản là một loại phẫu thuật nhằm mở rộng đường ra cho thai nhi qua ngả âm đạo, ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo khi sinh. Thủ thuật này cũng có thể được sử dụng để thúc đẩy sự ra đời của trẻ sơ sinh trong trường hợp bị chấn thương trong thai nhi hoặc để đưa dụng cụ vào trong (kẹp hoặc hút).
Nhiều người cho rằng cắt tầng sinh môn là thủ thuật cần thiết khi mẹ bầu sinh nở. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều ngược lại.
Tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là bộ phận nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn, có chiều dài khoảng 4 – 5cm, nằm ở phần nông của sàn chậu. Đây là một bộ phận gồm các cân cơ, dây chằng bịt phía dưới khung chậu. Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Trong quá trình sinh nở của phụ nữ, tầng sinh môn sẽ giãn nở tự nhiên hoặc bị rạch để thai nhi dễ dàng ra ngoài.
Tại sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh con?
Những nghiên cứu trong suốt 20 năm chỉ ra rằng, không phải trường hợp sinh nở nào cũng cần làm thủ thuật cắt tầng sinh môn mà thực ra nên hạn chế thủ thuật này nhất có thể. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị rằng tỷ lệ tiến hành cắt tầng sinh môn (âm hộ) nên dưới 10%.
Việc này bắt đầu từ thế kỷ XVIII và trở nên phổ biến rộng rãi trong vòng 100 năm tiếp theo khi mà dụng cụ y khoa được cải tiến, việc mở rộng âm hộ giúp các bác sĩ thao tác bằng tay hoặc với kẹp dễ dàng hơn. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng cắt tầng sinh môn an toàn hơn so với việc để âm đạo bị rách tự nhiên. Thủ thuật này từng là một hình thức sinh nở thông thường tại bệnh viện.
Năm 1983, nghiên cứu cho thấy rằng phẫu thuật cắt tầng sinh môn thậm chí làm gia tăng tình trạng tiểu mất kiểm soát và làm suy giảm chức năng tình dục. Bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa hơn là cắt tầng sinh môn, nhưng phải mất hơn 20 năm để chính sách này trở thành thực tiễn. Trong khi đó, một số bệnh viện vẫn có chính sách cắt tầng sinh môn thường quy.
Ngày nay, việc sử dụng thủ thuật này có tính hạn chế hơn, thường chỉ được thực hiện trong trường hợp thai có dấu hiệu suy, đòi hỏi phải sinh gấp.
Những rủi ro của cắt tầng sinh môn là gì?
Thủ thuật cắt tầng sinh môn dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Việc tiến hành thủ thuật này làm gia tăng nguy cơ mất máu trong khi sinh và tỷ lệ nhiễm trùng. Phụ nữ đã trải qua thủ thuật cắt tầng sinh môn cần có thời gian hồi phục lâu hơn và cảm thấy mất tự chủ và đau đớn trong việc đi tiểu, ngay cả sau khi vết rạch đã lành. Đồng thời, thủ thuật rạch tầng sinh môn cũng làm tăng nguy cơ rách âm hộ nghiêm trọng.
Ngoài ra nếu việc chăm sóc vết thương sau khi rạch không đảm bảo có thể khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở, sưng hay bục chỉ… Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh thật kỹ.
Tại sao cắt tầng sinh môn làm gia tăng nguy cơ tiểu không tự chủ?
Sau khi bạn bị cắt tầng sinh môn, về cơ bản, các bác sĩ sẽ khâu để các cơ sàn vùng chậu của bạn trở lại như trước. Điều này rất cần thiết cho việc kiểm soát bàng quang và ruột, cũng như hứng thú trong tình dục. Song thực tế là khi một bộ phận của cơ thể đã bị phẫu thuật sẽ không bao giờ hồi phục hoàn toàn như nó vốn có được. Nó yếu và lỏng lẻo hơn. Tình trạng này góp phần làm gia tăng sự mất kiểm soát khi tiểu.
Thủ thuật này thường được bác sĩ quyết định ngay trước khi thai phụ sắp vượt cạn. Trước khi chuẩn bị sinh, bạn hãy yêu cầu bác sĩ cân nhắc xem liệu trường hợp của bạn có nhất thiết phải cắt tầng sinh môn không nhé!