Tầm quan trọng của khám sức khỏe và tiêm phòng trước khi mang thai

(4.17) - 21 đánh giá

Chuẩn bị trước khi mang thai một cách chu đáo là cách để bạn chủ động và có một thai kỳ khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị kịp thời cho bạn một số bệnh lý để tăng khả năng thụ thai, em bé sinh ra mạnh khỏe.

Chuẩn bị gì trước khi mang thai? Đây là thắc mắc của không ít người trước khi muốn có con. Đi khám, kiểm tra sức khỏe và chích ngừa trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp các cặp vợ chồng xác định khả năng thụ thai của mình. Nếu trong trường hợp có bệnh thì bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thai nhi và đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết mình cần chuẩn bị gì trước khi mang thai nhé.

Dược phẩm và dị ứng

Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có bị dị ứng hay không và đang uống loại thuốc (theo toa và bán tự do), vitamin, thảo mộc hoặc các chất bổ sung nào.

Bạn nên lên một danh sách đầy đủ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng (bao nhiêu và tần suất như thế nào). Bạn có thể mang theo vỏ chai thuốc khi đến gặp bác sĩ.

Thông tin này sẽ giúp bác sĩ biết rằng bạn có đang sử dụng những thứ không an toàn với thai nhi hay không và đảm bảo rằng bạn không dùng quá nhiều. Ví dụ, dùng quá liều vitamin quá liều gây ra những hậu quả gì đối với thai phụ và thai nhi.

Nếu bạn chưa dùng axit folic, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dùng 400mcg mỗi ngày. Bạn phải bắt đầu dùng ít nhất một tháng trước khi mang thai. Dùng axit folic trước khi thụ thai có thể làm giảm nguy cơ bé mắc các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Một số bệnh nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai có thể khiến bé có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hoặc các biến chứng khác. Do đó, hãy mang theo hồ sơ tiêm phòng của bạn đi cùng (nếu bạn có) để bác sĩ biết bạn nên tiêm thêm loại vắc xin nào.

Dưới đây là một số vắc xin ngừa bệnh mà bác sĩ thường yêu cầu:

  • Bệnh sởi, rubella: Nếu không có bằng chứng chứng minh mình miễn dịch đối với bệnh sởi thì bạn sẽ được kiểm tra. Bạn cần phải đợi một tháng sau khi tiêm mới được thụ thai.
  • Thủy đậu: Nếu bạn chưa bị thủy đậu hoặc đã được chủng ngừa, bạn sẽ được kiểm tra miễn dịch. Vắc xin thủy đậu đòi hỏi phải được tiêm 2 liều, cách nhau 4 đến 8 tuần. Bạn sẽ cần phải đợi một tháng sau khi tiêm rồi mới được mang thai.
  • Vắc xin Tdap, vắc xin 3 trong 1, ngừa uốn ván ho gà và bạch hầu.
  • Vắc xin cúm (nếu là mùa cúm).
  • Nếu bạn nhỏ hơn 26 tuổi và chưa được tiêm HPV, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm ngay.
  • Viêm gan B. Nếu bạn chưa tiêm phòng và có nguy cơ mắc bệnh.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có ý định ra nước ngoài trong thời gian sắp tới hoặc trong thời kỳ mang thai của bạn. Khi đi nước ngoài, bạn có thể được yêu cầu tiêm thêm một số loại vắc xin và trong số đó có những loại không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Lối sống

Bác sĩ sẽ xem xét chế độ ăn uống của bạn để đảm bảo rằng bạn đang cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Nếu bạn không thường xuyên tập thể dục, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm điều đó ngay. Nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân, bác sĩ sẽ giúp bạn lên kế hoạch để đạt được cân nặng vừa phải trước khi mang thai.

Bác sĩ cũng sẽ cho bạn những lời khuyên về những loại thực phẩm mà bạn nên tránh như một số loại cá chứa nhiều thủy ngân và cách tránh nhiễm trùng như lister và toxoplasmosis, có thể gây ra vấn đề cho thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh ăn sữa hoặc phô mai không được khử trùng, cá, thịt hoặc trứng tươi chưa được chế biến và một số đồ ăn vặt.

Bác sĩ khuyên bạn hạn chế uống cà phê và chè vì một số nghiên cứu cho thấy dùng caffeine quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về thói quen hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy. Nếu bạn cần giúp đỡ về việc bỏ hút thuốc lá, uống rượu hoặc bất cứ loại nghiện ngập nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ.

Bác sĩ cũng sẽ muốn biết bạn hoặc chồng có sống và làm việc ở những nơi chứa các chất độc nguy hiểm hay không. Một số chất độc có thể gây nguy hiểm đến thai nhi.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn có sử dụng bồn nước nóng và phòng xông hơi không. Việc tăng nhiệt độ cơ thể trong thời kỳ đầu mang thai có thể cản trở sự phát triển của bé. Nó cũng có thể khiến bạn khó có thể có thai.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn chú ý đến việc vệ sinh răng miệng. Nướu của bạn có nhiều khả năng bị viêm trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa là đặc biệt quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị bệnh nướu nghiêm trọng có nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân.

Kiểm tra di truyền trước khi mang thai

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm di truyền để tìm hiểu xem bạn hoặc chồng có phải là người mang gen di truyền các bệnh nghiêm trọng như xơ nang, bệnh hồng cầu lưỡi liềm… Nếu cả bạn lẫn chồng đều có nguy cơ thì khả năng mắc bệnh của bé là 25%.

Bạn có thể gặp một chuyên gia di truyền, những người có thể cho bạn biết thêm về nguy cơ và giúp lựa chọn cách sinh sản. Điều này có thể giúp đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.

Khám tổng quát và phụ khoa

Bác sĩ có thể làm những việc sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát từ đầu đến chân, bao gồm đo chiều cao, cân nặng và huyết áp.
  • Kiểm tra khu vực vùng kín để xem có bị tổn thương hoặc nhiễm trùng hay không.
  • Kiểm tra vi khuẩn âm đạo nếu bạn bị chảy máu bất thường, ngứa hoặc bỏng rát.
  • Chèn dụng cụ y tế vào âm đạo để kiểm tra cổ tử cung và âm đạo.
  • Xét nghiệm Pap smear (nếu đã hơn một năm kể từ lần xét nghiệm cuối cùng) để kiểm tra ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi bất thường của tế bào nhằm sàng lọc bệnh lậu và nhiễm chlamydia.
  • Khám vùng chậu bằng cách chèn ngón tay vào âm đạo và kiểm tra buồng trứng, tử cung và cổ tử cung.

Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu. Nếu bạn có đường trong nước tiểu, bạn sẽ có một bài kiểm tra độ dung nạp glucose để kiểm tra bệnh tiểu đường. Đường trong máu không kiểm soát được có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với một đứa trẻ đang phát triển. Vì vậy, nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên gặp một chuyên gia về tiểu đường trước khi có thai.

Nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (như đau rát hoặc đau khi đi tiểu), mẫu nước tiểu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xem xét kỹ hơn.

Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh để xem bạn có cần phải bổ sung sắt hay không. Mang thai có thể làm thiếu máu do thiếu sắt
  • Xét nghiệm máu nếu cần kiểm tra bạn đã có kháng thể với bệnh sởi hay thủy đậu chưa
  • Kiểm tra bệnh giang mai
  • Xét nghiệm HIV
  • Xét nghiệm bệnh herpes nếu chồng bạn có tiền sử bệnh nhưng bạn chưa bao giờ bị
  • Xét nghiệm viêm gan B nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh này. Nếu bạn không có kháng thể, bạn có thể chủng ngừa trước khi có thai.

Đừng xấu hổ khi đặt các câu hỏi bởi nhờ những câu hỏi này bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên tốt và giới thiệu bạn tới những chuyên gia cố vấn mà bạn cần.

Sai lầm của nhiều cặp vợ chồng là có con khi chưa lên kế hoạch chuẩn bị gì về vấn đề sức khỏe. Do đó, để đảm bảo bé yêu sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường, bạn đừng quên bước khám sức khỏe tổng quát cũng như tiêm phòng trước khi mang thai nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lý do gây ngứa tinh hoàn ở nam giới

(53)
Tình trạng ngứa tinh hoàn ở nam giới không những khiến bạn ngại ngùng mà còn là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm cần chữa sớm. Để giải quyết ... [xem thêm]

Giải tỏa lời đồn bà bầu không nên cắt tóc

(77)
Quan niệm ngày xưa cho rằng bà bầu cắt tóc sẽ mang đến nhiều tai hại. Nhưng thật ra, điều này không đúng bởi việc cắt tóc không làm tổn thương mẹ bầu ... [xem thêm]

Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)

(36)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Nghiên cứu về châm cứu trong điều trị đột quỵ

(50)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

6 dấu hiệu nhiễm trùng máu thầm lặng

(53)
Nhiễm trùng máu, hay ngộ độc máu, là căn bệnh nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong. Song, bệnh lại rất khó chẩn đoán. Nhận biết được các dấu hiệu ... [xem thêm]

[Kiến thức y học] Y học cổ truyền là gì?

(15)
“Y học cổ truyền là gì?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm khi việc điều trị không chỉ đơn giản sử dụng mỗi Tây y, đặc biệt là ... [xem thêm]

7 điều bí mật về tình dục nàng luôn muốn chàng biết (P2)

(41)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

Bạn biết gì về kích thước của tử cung trong thai kỳ?

(70)
Kích thước của tử cung sẽ thay đổi ra sao trong quá trình mang thai? Tử cung sau khi sinh có trở lại được kích thước bình thường hay không?Bạn có biết rằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN