Tác hại của thuốc nhuộm tóc: Cái đẹp làm khổ cái thân!

(4.18) - 24 đánh giá

Bạn thích thay đổi màu tóc liên tục để bắt kịp các xu hướng thời trang? Hãy cân nhắc tác hại của thuốc nhuộm tóc trước khi quyết định làm đẹp để tránh những hậu quả ngoài ý muốn nhé.

Nhuộm tóc sẽ giúp bạn trở nên hợp thời trang, hợp mốt hơn, hoặc che giấu những “khuyết điểm” của tóc, nhưng bạn sẽ không ngờ về những tác hại của thuốc nhuộm tóc nguy hiểm như thế nào?

Tác hại của thuốc nhuộm tóc

1. Nhuộm tóc có thể gây ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy người nhuộm tóc nhiều có thể có nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư cao như:

  • Ung thư bàng quang: Hầu hết các nghiên cứu đối với những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc tại nơi làm việc như thợ làm tóc, đã cho thấy một sự gia tăng nguy cơ cao bệnh ung thư bàng quang. Tuy nhiên, những nghiên cứu dựa trên những người nhuộm tóc lại không có một sự gia tăng nhất định nào của bệnh ung thư bàng quang.
  • Bệnh bạch cầu và ung thư hạch: Một số nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ mắc ung thư hạch, đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết. Một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
  • Ung thư vú và các loại ung thư khác: Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc các loại ung thư khác.

2. Kích ứng mắt và da đầu

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhuộm tóc có chứa thành phần hóa học gây kích ứng da đầu và đỏ mắt, thậm chí là mù lòa. Ngoài ra, còn có thể gây ngứa, lở loét và da đầu như bị kiến đốt ngứa đối với những bạn da đầu yếu và nhạy cảm khi sử dụng liên tục nhiều ngày.

3. Rối loạn nội tiết tố

Một số loại thuốc nhuộm tóc có chứa alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất hóa học này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.

4. Ảnh hưởng đến thai nhi

Đối với phụ nữ nhuộm tóc khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai có nguy cơ mắc bệnh ung thư lớn hơn gấp 10 lần so với người không nhuộm tóc.

5. Làm tóc xơ rối và dễ gãy

Nếu bạn là người thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì hóa chất có trong thuốc nhuộm. Các hóa chất làm giảm độ ẩm từ tóc của bạn, tách các mô lớp vỏ, làm cho chúng trở nên khô và giòn. Mái tóc của bạn sẽ dần dần không còn mềm mại và bóng mượt nữa. Giải pháp cuối cùng để bạn có thể xử lý được mái tóc xơ và dễ gãy đó là cắt bỏ phần hư tổn.

Lưu ý để nhuộm tóc an toàn

  • Không để thuốc nhuộm trên tóc lâu hơn thời gian chỉ định.
  • Sau khi nhuộm, nên xả lại bằng nước lạnh hoặc nước ấm để tránh rụng tóc.
  • Làm theo hướng dẫn sử dụng trong gói thuốc nhuộm tóc. Hãy chú ý đến những phần lưu ý hoặc thành phần trên bao bì.
  • Mang găng tay khi dùng thuốc nhuộm.
  • Không nên gội đầu quá nhiều.
  • Hạn chế sấy, là, làm nóng tóc.
  • Không nên nhuộm lại sớm quá. Thời gian lý tưởng để nhuộm tóc là sau ít nhất 6 tháng kể từ lần nhuộm trước.
  • Không bao giờ trộn các sản phẩm nhuộm tóc khác loại với nhau. Điều này có thể làm tổn thương tóc và da đầu.
  • Tiến hành kiểm tra dị ứng áp da trước khi sử dụng thuốc nhuộm tóc để chắc chắn bạn không có bất kỳ dị ứng gì với thuốc. Hầu như tất cả các sản phẩm thuốc nhuộm tóc đều có các hướng dẫn để thực hiện kiểm tra dị ứng áp da. Hãy đảm bảo rằng thợ làm tóc cũng đã có những kiểm tra đối với tóc của bạn trước khi thực hiện.
  • Không bao giờ được sử dụng thuốc nhuộm lông mày hoặc lông mi. FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã có ban hành lệnh cấm việc sử dụng thuốc nhuộm tóc cho lông mi và lông mày ngay cả trong các tiệm làm tóc. Thuốc nhuộm lông mi và lông mày thể gây sưng hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng xung quanh hoặc trong mắt của bạn dẫn đến mù lòa.
  • Dùng loại thuốc nhuộm quen dùng, có uy tín, có thành phần từ thiên nhiên.
  • Khoảng cách giữa hai lần nhuộm không quá gần nhau, ít nhất sáu tháng; tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc.
  • Dùng găng tay khi nhuộm tóc.
  • Gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc; chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc.
  • Thường xuyên dưỡng tóc.
  • Chống nắng cho da đầu và tóc (đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng…).
  • Ngoài ra cũng cần phải điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.

Tác hại của thuốc nhuộm tóc đối với mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, trước khi bạn muốn nhuộm tóc hãy cân nhắc kỹ lưỡng những tác hại mà thuốc nhuộm mang lại. Một gợi ý dành cho bạn đó là thay vì sử dụng thuốc nhuộm tóc hóa chất, bạn hãy sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc tự nhiên làm tại nhà không những an toàn mà còn đem lại cho bạn một mái tóc bóng mượt cùng một màu tóc tự nhiên và cá tính. Tham khảo các bí quyết khác với thuốc nhuộm tóc ở Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc cho các nàng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh giang mai có chữa được không?

(54)
Giang mai là căn bệnh truyền nhiễm, nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn các biến chứng nặng nề. “Bệnh giang mai có chữa được không?” là một thắc ... [xem thêm]

Bé sẽ phát triển khỏe mạnh khi được bổ sung đủ vitamin A

(29)
Vitamin A là một vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì biểu mô. Khi được sản xuất thành thuốc, hoạt chất này ... [xem thêm]

Xét nghiệm yếu tố Rh khi mang thai quan trọng thế nào?

(82)
Yếu tố Rh là một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của hồng cầu. Có khoảng hơn 85% mọi người đều có Rh gọi là Rh dương. Những người không có ... [xem thêm]

Khi nào nên chia tay? 10 dấu hiệu giúp bạn chia tay sớm bớt đau khổ

(69)
Quyết định chấm dứt một mối quan hệ luôn khiến chúng ta trăn trở. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ khi nào nên chia tay để không phí hoài thanh xuân cho một ... [xem thêm]

Khám phá 6 quan niệm phổ biến nhất về mụn trứng cá

(16)
Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về chứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

(11)
Dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ là loại dị ứng khá phổ biến. Là cha mẹ, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để biết cách chăm sóc nếu lỡ chẳng may bé mắc phải ... [xem thêm]

8 cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

(65)
Bạn có thể áp dụng được rất nhiều cách giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hành động sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn và có thể cứu sống ... [xem thêm]

Đau bụng dưới bên trái ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(27)
Đau bụng dưới bên trái có thể chỉ là chuyện nhỏ, nhưng đôi lúc cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Vậy bố mẹ làm thế nào để có cách xử trí hợp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN