Tác dụng phụ của xạ trị chữa ung thư vú

(3.63) - 62 đánh giá

Xạ trị sử dụng tia X-quang mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là liệu pháp điều trị phổ biến được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Các bức xạ được chiếu đúng vị trí của khối u, hạch bạch huyết hoặc thành ngực để ngăn chặn ung thư lan rộng, hoặc giảm nguy cơ tái phát.

Xạ trị bên ngoài thường được sử dụng năm lần mỗi tuần, trong 5–7 tuần. Một số phương pháp điều trị mới khuyên nên dùng liều bức xạ lớn hơn và chỉ thực hiện trong ba tuần (trị xạ vú tăng tốc). Trong hầu hết các trường hợp thì phương pháp này không gây ra biến chứng nào nghiêm trọng.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện xạ trị bên trong cơ thể (brachytherapy). Đây là phương pháp điều trị trong đó các mảnh nhỏ chất phóng xạ đặt xung quanh khối u. Tổng thời gian điều trị dao động từ vài giờ đến khoảng một tuần. Tác dụng phụ của phương pháp điều trị này ít hơn phương pháp xạ trị bên ngoài, và có thể giữ được nhiều mô khỏe mạnh khỏi bị tác động xấu của tia xạ. Các tác dụng phụ lâu dài của phương pháp này chưa được tìm hiểu rõ.

Tác dụng phụ ngắn hạn của xạ trị ung thư vú

Tác dụng phụ của xạ trị thường gặp nhất là kích ứng da ở vùng điều trị. Sau vài lần điều trị đầu tiên, da sẽ cảm thấy nhạy cảm và bắt đầu chuyển sang màu hồng; cuối cùng có thể bị như cháy nắng, ngứa, bong tróc hoặc bị phồng rộp, thường gây đau nhức. Kích thích có thể tồi tệ hơn khi tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ đỡ hơn ở những tuần sau đợt điều trị cuối cùng.

Bạn có thể bị rụng lông dưới cánh tay nếu bức xạ mục tiêu đến khu vực dưới cánh tay của bạn. Bạn cũng có thể ít đổ mồ hôi hơn. Những tác dụng phụ của xạ trị này thường chỉ là tạm thời.

Nhiều phụ nữ điều trị bằng bức xạ cảm thấy rất mệt mỏi sau những tuần điều trị. Mệt mỏi thường mất đi trong vài tuần điều trị cuối cùng.

Do tiếp xúc với bức xạ hằng ngày trong nhiều tuần, vì vậy liệu pháp tia bức xạ bên ngoài thường tốn rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến công việc cá nhân của bạn. Quá trình này có thể cản trở công việc và trách nhiệm gia đình, đặc biệt là nếu bạn không có phương tiện đi lại hoặc không sống gần cơ sở điều trị.

Bạn nên đến trước 30 phút đến một giờ, mặc dù điều trị thực tế chỉ mất khoảng 10 phút. Điều trị rất cần có thời gian và chính xác. Lịch trình bận rộn hàng ngày có thể khiến bạn khó chịu, căng thẳng, lo âu.

Tác dụng phụ dài hạn

Do bức xạ chỉ hướng đến một khu vực xác định trên cơ thể, nên các bác sĩ sẽ dành nhiều thời gian để “đánh dấu” trước khi thực hiện lần điều trị đầu tiên. Nghĩa là họ sẽ đo đạc cẩn thận để xem và kiểm tra bức xạ có nhắm trúng vào khu vực cần điều trị chưa và có ảnh hưởng đến các mô khác xung quanh không. Sau đó, họ sẽ đánh một dấu mực nhỏ trên da để hướng dẫn cho điều trị sau này. Vết đánh dấu thường được xăm lên da bạn vĩnh viễn.

Có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để làn da trở lại màu sắc bình thường nếu vị trí bức xạ xạm hơn nhiều những vùng khác. Trong một số trường hợp, sự thay đổi màu sắc có thể vĩnh viễn, hoặc đôi khi da sẽ dày hơn hoặc săn chắc hơn. Da nhạy cảm hoặc đau đôi khi có thể kéo dài nhiều tháng.

Xạ trị gây ra một số tổn thương ở dây thần kinh dẫn đến tê, đau và khó khăn trong việc lựa chọn các phương pháp phục hồi hoặc khả năng cho con bú của bạn. Đây là những rủi ro bạn nên thảo luận kỹvới bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị.

Tác dụng phụ hiếm hoi

Nếu bạn loại bỏ hạch bạch huyết trước khi bức xạ, bạn có nguy cơ tắc nghẽn hạch bạch huyết cao (phù do mạch bạch huyết), gây ra sưng cánh tay nơi các hạch bị loại bỏ.

Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm:

  • Xương sườn bị gãy do bị suy yếu
  • Mô phổi bị viêm
  • Tổn thương tim khi bức xạ bên trái ngực
  • Ung thư thứ phát bởi bức xạ

Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn khó thở, nuốt khó, đau ngực.

Đối phó với tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú

Bạn không thể tránh hoàn toàn tác dụng phụ của xạ trị, nhưng có một số điều nên làm để giảm thiểu:

– Mặc quần áo rộng rãi nếu bạn đang kích ứng da. Hãy chọn loại áo ngực không có gọng.

– Hãy hỏi bác sĩ các loại mỹ phẩm bạn nên sử dụng trên da khi tắm. Hãy hỏi bác sĩ trước những thứ thuốc mỡ hoặc kem bạn bôi lên da có ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị hay không. Cố gắng không chà xát, gãi và chườm nước đá hay miếng đắp nóng lên vùng điều trị.

– Chống mệt mỏi bằng cách nghỉ ngơi nhiều. Cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng cần thiết để tự phục hồi. Báo lại với bác sĩ bất kỳ tác dụng phụ nào đang xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lật tẩy 6 lời đồn về mang thai chị em không nên tin

(13)
Vợ chồng bạn đang rất mong con và tìm hiểu đủ các cách mà vẫn chưa có tín hiệu nào. Hãy kiểm tra lại xem bạn có mắc phải những lời đồn về mang thai hay ... [xem thêm]

Nguy hiểm khi bị chảy máu động mạch

(48)
Khi động mạch bị đứt, máu phun mạnh và chảy thành tia khi mạch đập được gọi là chảy máu động mạch. Đây là loại chảy máu nguy hiểm nhất bởi nó có ... [xem thêm]

5 lý do tại sao bạn không nên theo dõi người yêu cũ trên Facebook

(26)
Sau khi chia tay, việc tò mò về cuộc sống của người yêu cũ khiến bạn liên tục ghé thăm Facebook hay các trang mạng xã hội khác của người ấy. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Bệnh về da ở trẻ sơ sinh: Mẹ nhận biết sớm để chữa trị cho bé!

(30)
Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh rất dễ xuất hiện do thời tiết thay đổi, yếu tố hormone hay những tác nhân gây kích ứng từ môi trường ngoài, thậm chí có ... [xem thêm]

Bỏ túi 3 công thức làm xịt khoáng giúp làn da luôn sáng mịn

(29)
Ba công thức làm xịt khoáng đơn giản nhưng lại cực hiệu quả sau đây sẽ giúp làn da được bổ sung độ ẩm ngay tức thì mà không gây nhờn rít và không làm ... [xem thêm]

7 cách kích thích trí não cho người làm nghề sáng tạo

(47)
Công việc gần đây quá stress khiến bạn chẳng thể sáng tạo được gì cho ra hồn? Hãy thử ngay các cách kích thích trí não trước khi bạn bị đào thải bởi ... [xem thêm]

17 thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận

(57)
Chế độ ăn kiêng cho bệnh thận sẽ hạn chế một số loại thực phẩm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, giúp bạn giảm tích tụ chất thải trong máu, cải ... [xem thêm]

Trẻ nôn ra dịch màu vàng có đáng báo động?

(84)
Hiện tượng trẻ nôn ra dịch màu vàng có thể đại diện cho nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó, bố mẹ nên cẩn trọng quan sát và tìm hiểu về màu sắc của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN