Sinh mổ lần thứ 4 có nguy hiểm tới tính mạng không?

(3.94) - 93 đánh giá

Sinh mổ lần 4 có nguy hiểm tới tính mạng không?

Bác sĩ cho em hỏi là em có chị gái chuẩn bị sinh mổ lần 4. Vậy có nguy hiểm tới tính mạng không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào bạn! Bất cứ ca mổ nào cũng có những mối nguy. Nguy cơ đến từ việc gây mê và nguy cơ đến từ cuộc phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào từng loại phẫu thuật và bệnh lý nền của bệnh nhân, sẽ có thêm những nguy cơ riêng biệt.

Khi mổ càng nhiều lần khả năng dính các cơ quan trong ổ bụng càng cao. Khi mổ phải bóc tách các cơ quan đó dẫn đến nguy cơ tổn thương các cơ quan đó. Ở trường hợp chị của bạn nguy cơ dính và tổn thương ruột non, đại tràng, bàng quang,…

Bất cứ cuộc mổ nào cũng có nguy cơ chảy máu hay nhiễm trùng sau mổ. Nguy cơ này càng tăng cao trong các trường hợp mổ khó như mổ nhiều lần, dính nhiều, thời gian phẫu thuật lâu, mất máu nhiều,…

Chị bạn mang thai nhiều lần làm tăng nguy cơ băng huyết sau sanh (chảy máu nhiều từ đường sinh dục, thường từ tử cung) do tử cung không co hồi tốt. Có nhiều loại thuốc làm tăng co hồi tử cung, nhiều thủ thuật để làm giảm sự chảy máu nhưng nếu chảy máu nhiều quá có thể phải cắt tử cung để cầm máu hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng

Chị bạn đã mang thai nhiều lần và mổ nhiều lần, tốt nhất là không nên để có thai lần nữa. Cách an toàn nhất là triệt sản. Trong lúc mổ bác sĩ sẽ cột 2 ống dẫn trứng lại làm cho tinh trùng và trứng không thể gặp nhau nữa do vậy không thể có thai nữa. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Phương pháp này cần có sự đồng ý của 2 vợ chồng

Chúc chị của bạn được như ý, mẹ tròn con vuông.

Tài liệu tham khảo

Câu hỏi được tổng hợp từ Fanpage Sản phụ khoa của Y Học Cộng Đồng

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng - Quản lý Y học cộng đồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

Điều trị vô sinh

(59)
Vô sinh là gì? Vô sinh được định nghĩa là không mang thai sau 1 năm có quan hệ tình dục đều đặn mà không sử dụng biện pháp tránh thai (xem bài Khám vô ... [xem thêm]

Tiền sản giật và Cao huyết áp thai kỳ

(88)
Huyết áp cao là gì? Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu mỗi khi tim co bóp (ép) để bơm máu qua cơ thể bạn (xem FAQ123 Điều trị Huyết ... [xem thêm]

Các phương pháp tránh thai có rào cản: Thuốc diệt tinh trùng, bao cao su, miếng xốp tránh thai, màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung

(22)
Phương pháp tránh thai có rào cản là gì? Các phương pháp tránh thai có rào cản đóng vai trò là rào cản để ngăn tinh trùng của người đàn ông không gặp trứng ... [xem thêm]

Sa niệu dục – điều trị sa niệu dục

(67)
Sa niệu dục xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ-dây chằng nâng đỡ các cơ quan trong khung xương chậu (vùng chậu) của người phụ nữ. Kết quả là ... [xem thêm]

Khi thai nhi ngôi mông

(45)
Thế nào là ngôi mông? Khoảng 3-4 tuần trước ngày sinh dự kiến, phần lớn thai nhi sẽ xoay đầu xuống dưới gần đường sinh (âm đạo). Nếu điều này không ... [xem thêm]

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

(10)
Bạn cần khám gì trước khi mang thai? Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong khi mang thai là điều tất nhiên nhưng chưa đủ. Để có được những em bé hoàn hảo, các bà ... [xem thêm]

Phương pháp ngừa thai khẩn cấp

(31)
Ngừa thai khẩn cấp là gì? Ngừa thai khẩn cấp (hay còn gọi là ngừa thai sau giao hợp) là việc sử dụng một số phương pháp để ngăn ngừa mang thai ngoài ý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN