Say tàu xe khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

(3.72) - 55 đánh giá

Biên dịch: Trần Thị Mỹ Duyên, Hồ Thị Vi

Hiệu đính: BS. Bùi Thị Phương Loan

Bạn đã bao giờ bị say tàu xe khi mang thai chưa? Đó chắc chắn không phải là một trải nghiệm thú vị, đúng chứ?

Tất nhiên, mang thai là một quãng thời gian tuyệt vời và điều đó mang lại niềm vui cho cả gia đình. Giống như các bà mẹ khác, bạn bắt đầu tìm mua găng tay, áo quần xinh xắn, nôi và cả xe đẩy cho bé. Tuy nhiên, gắn liền với niềm vui là trách nhiệm và cả một chút khó chịu nữa. Vì thế, bạn cần chăm sóc tốt cho bản thân cũng như con của mình.

Điều đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ đúng lời khuyên của bác sỹ. Đôi khi lướt qua các tạp chí và bài báo cũng có thể giúp ích khá nhiều.

Người ta thấy rằng phụ nữ mang thai thường dễ bị say tàu xe hơn. Đây là vấn đề phổ biến khi mọi người đi du lịch bằng ô tô, máy bay hoặc tàu thuyền. Họ cảm thấy buồn nôn và nôn khi di chuyển. Một số phụ nữ chỉ trải qua điều này khi mang thai. Một số khác, say tàu xe có trước khi mang thai và tăng lên lúc mang thai.

Nếu bị say tàu xe khi đi du lịch, đừng quá lo lắng! Trong bài đăng này, chúng tôi thảo luận về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị chứng say tàu xe. Bạn có thể thoát khỏi tình trạng khó chịu này ngay lập tức!

Những nguyên nhân gây say tàu xe trong khi mang thai

Say tàu xe thường xảy ra khi bạn di chuyển đường dài. Điều này có thể tăng lên lúc mang thai do một trong các nguyên nhân sau:

  • Khi xe di chuyển liên tục với tốc độ tương đối chậm sẽ làm mất sự cân bằng bên trong tai bạn gây ra chứng say tàu xe.
  • Sau khi ăn một bữa ăn no. Bạn cảm thấy nặng nề và buồn nôn do sự di chuyển liên tục.
  • Không khí xung quanh bạn ngột ngạt hoặc đầy khói.
  • Khi não bộ nhận các tín hiệu nhầm lẫn. Điều này chủ yếu do sự không nhất quán giữa chuyển động dự kiến và chuyển động thực tế được cảm nhận bởi cơ quan thăng bằng.
  • Khi hai chất dẫn truyền thần kinh không hoạt động.
  • Các triệu chứng say tàu xe ở thai phụ

    Các triệu chứng say tàu xe phụ thuộc vào mức độ chuyển động. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau đầu nhẹ, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu và buồn nôn.
  • Mệt mỏi, chóng mặt và cảm thấy yếu sức cũng thường gặp.
  • Trong trường hợp nặng, bạn có thể cảm thấy cực kỳ lo lắng, tăng tiết nước bọt, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn hoặc xanh xao và bắt đầu nôn.
  • Bạn có thể bị mất nước nếu nôn liên tục.
  • Các triệu chứng say tàu xe biến mất sau khi ngừng chuyển động, nhưng trong một số trường hợp có thể kéo dài sau ba ngày mới hết hoàn toàn.
  • Điều trị say tàu xe

    Nên làm gì với chứng say tàu xe khi đang mang thai? Say tàu xe có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp tự nhiên. Điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc: Diphenhydramine hoặc Dimenhydrinate là thuốc kháng Histamine 30 phút trước chuyến đi. Những loại thuốc này có sẵn trong tất cả các hiệu thuốc mà không cần kê toa.
  • Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi dài, hãy dùng các loại thuốc như Scopolamine hoặc Meclizine có tác dụng lâu dài và ngăn ngừa chứng say tàu xe. Scopolamine dạng miếng dán nên được dùng 12 giờ trước khi đi.
  • Bổ sung Vitamin B6 sẽ giúp giảm say tàu xe do mang thai.
  • Bạn nên ngồi ở ghế trước của xe, ngồi sau cánh của máy bay hoặc ở vị trí trung tâm của thuyền khi đi du lịch.
  • Bạn thậm chí có thể đeo vòng đặc biệt được gọi là vòng đeo tay bấm huyệt để tránh tình trạng khó chịu này.
  • Chứng say tàu xe là một vấn đề rất phổ biến khi mang thai. Bạn không cần phải lo lắng vì dùng thuốc thích hợp có thể kiểm soát được tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bạn luôn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Sức khỏe của bạn và em bé của bạn nên là ưu tiên hàng đầu.

    Xem thêm bài Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi đi du lịch của BS. Phạm Thanh Hoàng

    Tài liệu tham khảo

    https://www.momjunction.com/articles/motion-sickness-during-pregnancy-causes-symptoms-and-treatments_00107828/#gref

    Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm - BS. CKI. Bùi Thị Phương Loan
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

    (21)
    Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai Hiện chưa có bằng ... [xem thêm]

    Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Tư thế và vận động

    (99)
    Tư thế và vận động Đứng thẳng và di chuyển trong khi sinh có thể giúp giảm đau và giúp em bé di chuyển xuống thấp trong đường âm đạo (ống sinh). Bạn ... [xem thêm]

    Các bệnh tuyến vú lành tính

    (23)
    Mô tuyến vú được cấu tạo như thế nào? Mô vú được cấu tạo bởi tuyến sữa, mô mỡ và mô xơ. Mỗi vú có từ 15-20 thùy vú. Mỗi thùy cấu tạo bởi nhiều ... [xem thêm]

    Chụp cản quang tử cung vòi trứng

    (56)
    Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là gì? Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là một thủ thuật X-quang được sử dụng để quan sát bên trong tử cung và ... [xem thêm]

    Sự triệt sản cho nữ giới và nam giới

    (29)
    Thế nào là triệt sản? Triệt sản là biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Quy trình triệt sản nữ được gọi là thắt ống dẫn trứng, quy trình triệt sản nam ... [xem thêm]

    Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

    (77)
    Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

    Làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

    (54)
    Ngày sinh dự kiến là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Ngày sinh dự kiến của bạn được xem như một chỉ dẫn để kiểm tra sự tiến triển của thai kỳ cũng ... [xem thêm]

    Bài 35 – Có thể bạn đang có thai?

    (93)
    Hôm nay dở khóc dở cười với mấy chị có thai sớm mà không biết, rồi đi chích ngừa, đi khám sức khoẻ tổng quát cần chụp X quang, uống thuốc thanh lọc cơ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN