Sản dịch sau sinh thường kéo dài bao lâu?

(4.41) - 37 đánh giá

Sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường do cơ thể người mẹ cần đào thải dịch chảy ra từ âm đạo và sẽ hết trong vòng vài tuần.

Sau khi sinh con, sản dịch sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, không ít chị em cảm thấy lo lắng vì không biết sản dịch này sẽ chảy trong bao lâu và khi nào là bất thường. Cùng tìm hiểu với Chúng tôi nhé.

Sản dịch sau sinh thường bao lâu thì hết?

Dù sinh thường hay sinh mổ, ngay sau khi hoàn tất quá trình sinh con, sản dịch sẽ xuất hiện. Hiện tượng thay đổi màu sản dịch từ đỏ sang nâu kéo dài trong một tuần và chuyển sang màu vàng hoặc trắng sau khoảng 10 ngày. Nếu bạn thắc mắc sản dịch bao lâu thì hết, câu trả lời là tùy cơ địa từng người. Bạn có thể bị sản dịch từ 2 – 4 tuần. Tình trạng này cũng biến mất sau đó trong vòng 2 tháng.

Sản dịch màu đỏ tươi sẽ giảm dần ở vài tuần đầu tiên khi dòng chảy dần dần trở nên ít đi. Tuy nhiên, nếu bạn hoạt động nhiều và quá sớm, sản dịch có thể lại xuất hiện. Điều đó cho thấy bạn không nên làm việc quá sức.

Dưới đây là một số hướng dẫn có thể giúp bạn xác định mức độ của sản dịch sau sinh:

  • Nếu băng vệ sinh đầy trong vòng 2 giờ hoặc hơn một chút, thì điều này có nghĩa rằng bạn đang ra nhiều sản dịch
  • Băng vệ sinh đầy mỗi 3 giờ được xem là sản dịch vừa phải
  • Băng vệ sinh đầy trong hơn 3 giờ được xem là sản dịch hơi ít
  • Chỉ vài giọt máu hoặc vết đốm là sản dịch ít.

Vì sao sản dịch sau sinh có mùi hôi?

Ban đầu, sản dịch sẽ ra rất nhiều và có màu đỏ tươi, có thể xuất hiện cục máu trong đó. Màu sản dịch sau sinh sẽ thay đổi dần dần thành màu hồng và sau đó đến màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu vàng – trắng.

Ngay sau sinh, sản dịch ra nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu thấy lượng máu tăng lên quá nhiều. Điều này có thể cho thấy bạn đang hoạt động khá nhiều và cần nghỉ ngơi.

Tuy nhiên nếu sản dịch sau sinh có mùi hôi thì tính trạng này rất có thể xuất phát từ việc vùng kín của bạn đang bị nhiễm trùng. Do vậy khi thấy sản dịch có mùi hôi bất thường, hãy đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý trong thời gian ra sản dịch sau sinh

1. Không nên sử dụng tampon quá sớm

Bạn nên tránh sử dụng tampon trong 6 tuần đầu tiên hoặc hơn vì có thể vô tình đưa vi khuẩn vào tử cung. Lúc này, tử cung vẫn đang trong tình trạng hồi phục sau sinh và từ đó gây nhiễm trùng. Băng vệ sinh luôn là sự lựa chọn phổ biến và an toàn hơn khi ra sản dịch sau sinh.

2. Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối

Bạn có thể cần phải thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc hai giờ một lần vào những ngày đầu tiên, sau đó giãn ra khoảng 3 – 4 giờ. Hãy luôn rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh. Ngoài ra, hãy cố gắng tắm rửa 1 lần mỗi ngày để cơ thể sạch sẽ, thoải mái.

3. Sử dụng quần áo cũ hoặc loại bạn không thích

Trong thời gian hậu sản, hãy chọn quần áo rộng rãi, đã cũ và không được bạn yêu thích, đặc biệt là quần lót. Đôi khi những vết sản dịch có thể không giặt sạch và bạn phải bỏ đi. Nếu quần áo là loại bạn không thích, điều đó không gây ảnh hưởng cho bạn.

Khi nào cần đến bác sĩ khám?

Nếu có các triệu chứng sau đây, bạn nên đến bác sĩ khám vì đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng hậu sản:

  • Sản dịch sau sinh có mùi khó chịu
  • Bạn cảm thấy ớn lạnh hoặc sốt
  • Màu của sản dịch vẫn đỏ tươi và nhiều như trong tuần đầu tiên
  • Máu chảy nhiều hơn và làm đầy miếng băng vệ sinh mỗi giờ
  • Máu chảy nhiều hơn và có màu đỏ tươi bốn ngày sau khi sinh ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ
  • Có quá nhiều cục máu, một miếng băng có thể thấy hơn 50 cục
  • Bạn cảm thấy chóng mặt hoặc bắt đầu yếu ớt
  • Nhịp tim của bạn không đều hoặc bắt đầu đập rất nhanh.

Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, khi bắt gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn cần đến bệnh viện thăm khám sớm để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo dõi nghiêm ngặt việc bài tiết sản dịch và vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe “cô bé” đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách làm bánh mì nóng giòn thơm ngon

(48)
Bánh mì có mặt khắp mọi nơi nên là món ăn sáng hay ăn trưa khá tiện lợi cho những ai bận rộn. Chỉ cần dậy sớm một chút, bạn cũng có thể tự tay thử ... [xem thêm]

Hướng dẫn tập thể dục khi bị phổi tắc nghẽn mạn tính

(74)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay COPD) gây ra khoảng 5% số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, tương đương với 3,2 triệu người. Tại Việt Nam, căn bệnh ... [xem thêm]

Tróc da đầu ngón tay, khám ngay nếu tự chữa không khỏi!

(46)
Bạn có thể tự tìm cách chữa tróc da đầu ngón tay tại nhà bằng các nguyên liệu như mật ong, lô hội, dầu dừa… Nếu nguyên nhân gây tróc da là do bệnh lý da ... [xem thêm]

Đi tìm lời đáp cho việc bà bầu ngủ nhiều có tốt không

(61)
Khi mang thai, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề ngủ nghỉ. Vì vậy, thắc mắc về việc bà bầu ngủ nhiều có ... [xem thêm]

Lịch tập gym cho người gầy tăng cân trong 60 ngày

(83)
Lịch tập gym cho người gầy liệu có giúp bạn thay đổi vóc dáng trong vòng 2 tháng? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự nghiêm túc của bạn trong quá trình ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn cung cấp nước cho cơ thể tràn đầy sức sống

(78)
Thói quen cung cấp đủ nước cho cơ thể không những giúp bạn bổ sung năng lượng mà còn tăng cường dưỡng chất để làm đẹp toàn thân nữa đấy!Uống nhiều ... [xem thêm]

Dạy con trở thành người tốt bụng từ những hành động nhỏ

(75)
Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn khiến nhiều người không còn nhiều thời gian để quan tâm đến việc dạy cho con các giá trị đạo đức. Thật ra, dù ... [xem thêm]

Bị thủy đậu kiêng ăn gì? Đó là 8 thực phẩm bạn cần tránh xa

(57)
“Bị thủy đậu kiêng ăn gì?” là câu hỏi của nhiều bà mẹ nếu chẳng may con yêu mắc bệnh này. Khi mắc bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng các loại thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN