28 tuần

(3.95) - 10 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ có xu hướng bị thu hút bởi thú nhồi bông đủ mọi kích cỡ. Chúng còn có thể trở thành món đồ chơi yêu thích của bé. Một con thú cưng bằng vải là một dấu hiệu cho thấy bé đang tăng dần tính độc lập. Nói cách khác, con bạn đang học cách tách rời khỏi bạn và từ từ trở nên độc lập hơn. Khi thêm thành viên mới vào gia đình gấu bông của bé, hãy tìm những con mềm và được khâu kỹ.

Bé cũng có thể chơi bóng (bạn không ên mua loại có kích thước nhỏ vì bé có thể sẽ đút vào miệng), đồ chơi bật ra tự động và búp bê cỡ lớn. Một cách để biết được bé có đồ chơi yêu thích hay không: thử lấy nó đi, nếu bé phản kháng dữ dội, rất có thể đây là món đồ chơi bé yêu quý.

Vào tuần cuối cùng của tháng thứ 7, bé sẽ có khả năng:

  • Bò và trườn đi;
  • Bật đứng dậy từ tư thế ngồi;
  • Chuyển từ tư thế bò sang ngồi;
  • Nhặt bất kì vật thể nhỏ với một phần của ngón tay cái và ngón tay (vậy nên hãy giữ các vật nguy hiểm ra khỏi tầm tay trẻ em);
  • Nói “mama” hay “dada”.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Hiện tại bé có thể chịu được trọng lượng trên đôi chân của mình và bé yêu thích việc bật nhảy – điều này có thể tăng cường cơ bắp của cho việc đi lại về sau. Hãy giữ phần dưới cánh tay và đỡ bé đứng lên sàn nhà hoặc trên đùi của bạn.

Bạn có thể sẽ cần phải giúp bé bắt đầu di chuyển bằng cách nhấc bé lên khỏi mặt đất (hoặc đùi của bạn). Để khuyến khích sự phát triển của bé, hãy đặt một món đồ chơi xa tầm tay của bé và quan sát cách bé cố gắng để có được nó. Nếu bé khóc vì không thể có được thứ mình muốn, hãy khích lệ bé chứ đừng đưa cho bé món đồ đó. Bé chỉ đang khóc để trút sự thất vọng và sẽ nhanh chóng trở nên tự tin hơn nếu bé tự làm lấy mọi việc.

Sau một vài lần cố gắng, bé sẽ có thể nghiêng về phía trước để lấy đồ chơi và sau đó trở về vị trí cũ. Chẳng bao lâu, bé sẽ lại bò tới bò lui bằng đầu gối và tay hoặc có thể trườn đi (đẩy người đi xung quanh bằng bụng) hoặc thậm chí lăn vòng vòng để di chuyển xung quanh căn phòng. Bạn có thể giúp bé di chuyển dễ dàng hơn bằng cách cho bé mặc những bộ đồ rộng rãi, thoải mái.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Tùy vào từng tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thể chất tổng quát, sử dụng kỹ thuật chẩn đoán và thủ tục thực hiện cũng rất khác nhau. Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra toàn bộ hoặc hầu hết các điều sau:

  • Có thể tiến hành đo nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit để kiểm tra bệnh thiếu máu (thường là bằng châm kim lên ngón tay), đặc biệt đối với các bé sinh thiếu cân.
  • Hướng dẫn những gì sẽ diễn ra trong tháng tiếp theo liên quan đến các vấn đề như ăn, ngủ, phát triển và sự an toàn cho bé.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Thực đơn chay cho bé

Bé có thể hấp thụ được tất cả các loại vitamin, khoáng chất, đạm cần thiết từ một chế độ ăn chay cân bằng dinh dưỡng. Bé sáu tháng tuổi có thể được bổ sung hầu hết các chất dinh dưỡng từ bầu sữa mẹ hoặc sữa bột và thức ăn dặm như ngũ cốc, trái cây nghiền, ép và rau củ.

Một chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là nếu bé thường bỏ ăn. Bé sẽ cần đạm để tăng cường khả năng phát triển và phục hồi. Vì vậy với một chế độ ăn không có thịt, bạn sẽ cần phải tìm những nguồn thức ăn thay thế. Nếu bạn muốn cho bé ăn chay, hãy nhớ rằng ăn chay sẽ đặc biệt thiếu chất sắt, vì vậy bạn nên chắc chắn rằng có các loại thực phẩm giàu chất sắt như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh như rau chân vịt trong thực đơn chay của bé. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo bé được bổ sung đủ vitamin B12 và D, riboflavin, canxi và kẽm qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Các món có thể thay thế cho thịt heo và thịt gia cầm phù hợp cho bé ăn dặm bao gồm phô mai, đậu phụ, đậu (nấu chín và nghiền nát), ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng (bánh mì, mì ống, gạo và ngũ cốc), sữa chua và phô mai.

Chế độ ăn có muối

Trẻ sơ sinh, giống như chúng ta, cũng cần muối. Tuy vậy bé không cần quá nhiều muối. Trong thực tế, thận của bé không thể xử lý một lượng lớn natri, đó có lẽ là lý do vì sao mẹ thiên nhiên lại tạo ra sữa mẹ – một loại thức uống có lượng natri rất thấp. Một chế độ ăn chứa nhiều muối có thể tạo ra thói quen ăn mặn suốt đời bé.

Đừng vội cho rằng đậu hay khoai tây nghiền sẽ không thu hút bé trừ khi chúng được rắc lên ít muối. Hãy cho vị giác của bé cơ hội để khám phá những loại thực phẩm không nêm muối và rất có thể bé sẽ có thói quen ăn khỏe mạnh này kéo dài đến suốt đời. Để chắc chắn rằng bé có thói quen ăn nhiều muối đồng thời giúp các thành viên trong gia đình giảm bớt lượng muối ăn, hãy đọc nhãn thực phẩm thường xuyên. Các sản phẩm như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng, bánh ngọt và bánh quy cũng có thể chứa một lượng lớn natri. Khi mua đồ ăn cho bé, bạn hãy luôn chọn các loại thực phẩm có dưới 50 mg muối cho mỗi khẩu phần.

Ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng

Khi bé được sáu tháng tuổi, bé cần bổ sung nhiều chất sắt hơn. May mắn thay, các loại ngũ cốc tăng cường cho trẻ là một nguồn chất sắt thay thế rất phổ biến. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách bổ sung sắt thích hợp cho bé.

Hãy thử cho bé ăn nhiều dạng lúa mạch hoặc yến mạch khác. Có thể bé sẽ thích hương vị đậm đà hơn một chút. Bạn cũng có thể trộn một lượng nhỏ bột ngũ cốc với một trong những loại trái cây bé thích.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Giày cho bé

Ở giai đoạn phát triển này, bé vẫn nên đi chân trần. Tuy vậy cũng không có gì sai khi bạn trang bị cho bé giày dép có kiểu đẹp ở những dịp đặc biệt – miễn là nó phù hợp với bé. Vì bàn chân của bé lúc này vẫn chưa thích hợp để đi lại nên những đôi giày bạn mua cũng chưa thật sự cần thiết. Giày dép cho trẻ sơ sinh nên có trọng lượng nhẹ, làm bằng chất liệu thoáng khí (da hoặc vải, nhưng không phải nhựa), có đế linh hoạt để bạn có thể cảm nhận được những ngón chân của bé bên trong.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hỗ trợ phòng ngừa và chống viêm khớp với 8 thực phẩm quen thuộc

(32)
Bạn đã từng tìm cách chữa viêm khớp? Bạn có biết rằng mình có thể chữa viêm khớp thông qua việc lựa chọn thực phẩm đúng cách? Thức ăn không chỉ hấp ... [xem thêm]

Trẻ bị bỏng, cần sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời

(64)
Khi trẻ bị bỏng, nếu không có biện pháp sơ cứu kịp thời, làn da non nớt của bé bị tổn thương nặng. Bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản để ... [xem thêm]

Bạn phát hiện tinh dịch có máu?

(77)
Khi tinh dịch có máu, chắc hẳn đấng mày râu nào cũng sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. ... [xem thêm]

Sẹo thủy đậu: Cách điều trị và phòng tránh

(92)
Thủy đậu do một loại virus rất dễ lây lan có tên varicella zoster gây ra. Nếu không chích ngừa đầy đủ, hầu hết mọi người sẽ “trải nghiệm” thủy đậu ... [xem thêm]

11 quy tắc phòng chống ung thư thường bị bỏ qua

(65)
Chỉ nghĩ về ung thư thôi là đã thấy đáng sợ. Dường như ai trong chúng ta cũng từng nghe về căn bệnh này, hoặc có một hay nhiều người thân quen bị mắc ... [xem thêm]

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và những điều bạn cần lưu ý

(38)
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là một bệnh tương đối nặng và nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cao. Vì thế, việc tìm hiểu về bệnh lý này để đề phòng ... [xem thêm]

[Hỏi đáp nha sĩ] 8 câu hỏi phổ biến nhất về răng miệng

(51)
Những vấn đề nha khoa như nhổ răng, gắn răng giả hay trị sâu răng không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể làm thay đổi khuôn mặt bạn. Vì ... [xem thêm]

Bạn đã biết về bệnh Thalassemia?

(95)
Bệnh thalassemia là bệnh về máu mang tính di truyền (tức là truyền từ cha mẹ đến con cái thông qua gen) xảy ra khi cơ thể không tạo đủ protein hemoglobin, một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN