Rau tề là thảo dược gì?

(3.88) - 62 đánh giá

Tên khoa học: Capsella bursa-pastoris

Tìm hiểu chung

Rau tề dùng để làm gì?

Các bộ phận trên mặt đất của rau tề được sử dụng để làm thuốc.

Rau tề được sử dụng để điều trị:

  • Các vấn đề về tim mạch và tuần hoàn bao gồm suy tim nhẹ, huyết áp thấp và các triệu chứng tim dễ bị kích thích.
  • Đau đầu
  • Nôn ra máu
  • Máu trong nước tiểu
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Vấn đề tiền kinh nguyệt
  • Chứng chuột rút kinh nguyệt

Rau tề đôi khi được áp dụng trực tiếp lên da để trị chảy máu cam, bỏng ngoài da và chảy máu thương tích ở da.

Rau tề có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của rau tề là gì?

Rau tề có thể làm giảm chảy máu, kích thích cơ bắp và tăng các cơn co tử cung.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của rau tề là gì?

Liều dùng của rau tề có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Rau tề có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của rau tề là gì?

Rau tề có các dạng bào chế:

  • Bột
  • Chiết xuất chất lỏng

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng rau tề?

Rau tề có thể gây buồn ngủ, thay đổi huyết áp, thay đổi chức năng tuyến giáp và tim đập nhanh. Việc dùng rau tề quá liều có thể gây tê liệt, khó thở và tử vong.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng rau tề bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của rau tề hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rau tề với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của rau tề như thế nào?

Rau tề an toàn khi uống hoặc dùng cho da với lượng nhỏ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: rau tề không an toàn khi dùng uống hoặc dùng cho da trong thời kỳ mang thai vì có thể làm cho tử cung co lại hoặc bắt đầu kinh nguyệt, dẫn đến sẩy thai. Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng rau tề trong thời gian cho con bú, vì vậy bạn nên giữ an toàn và tránh sử dụng.

Vấn đề về tim: rau tề có thể gây trở ngại cho việc điều trị bệnh tim. Tốt nhất là tránh sử dụng rau tề nếu bạn bị bệnh tim.

Sỏi thận: rau tề chứa các hợp chất hóa học gọi là oxalat có thể hình thành sỏi thận. Nếu bạn đã bị sỏi thận trong quá khứ, tốt nhất nên tránh sử dụng rau tề.

Phẫu thuật: rau tề có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Rau tề có thể làm chậm hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương khi kết hợp với thuốc tê và các loại thuốc khác được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng rau tề ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tình trạng tuyến giáp: rau tề có thể gây trở ngại cho điều trị các bệnh về tuyến giáp, vì thế bạn nên tránh sử dụng.

Tương tác

Rau tề có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng rau tề.

Các sản phẩm có thể tương tác với rau tề bao gồm:

Thuốc an thần

Rau tề có thể gây buồn ngủ. Dùng rau tề cùng với thuốc an thần có thể gây buồn ngủ quá nhiều.

Một số thuốc an thần bao gồm clonazepam (Klonopin®), lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Donnatal®), zolpidem (Ambien®) và các loại khác.

Hormone tuyến giáp

Cơ thể tự nhiên tạo ra hormone tuyến giáp. Rau tề có thể làm giảm lượng hormone tuyến giáp mà cơ thể sản xuất. Dùng rau tề cùng với hormone tuyến giáp có thể làm giảm hiệu quả của hormone tuyến giáp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bacillus coagulans

(58)
Tên thông thường: B. Coagulans, Bacillus Bacteria, Bacillus Probiotics, Bactéries Bacilles, Bactéries à Gram Positif Sporogènes, Bactérie Gram Positive en Forme de Bâtonnet, Gram Positive ... [xem thêm]

Công dụng của thảo dược cẩm tú cầu và cách sử dụng

(59)
Tên gốc: Cẩm tú cầuTên khoa học: Hydrangea macrophyllaTên tiếng Anh: HydrangeaTìm hiểu chung về cẩm tú cầuCây cẩm tú cầu là gì?Cẩm tú cầu là một loài hoa ... [xem thêm]

Carnitine

(38)
Tìm hiểu chungCarnitine dùng để làm gì?Carnitine dùng cho chứng đau thắt ngực, co thắt tim, bệnh Alzheimer và giúp tăng lực, cải thiện hoạt động hằng ... [xem thêm]

Hợp hoan là thảo dược gì?

(95)
Tên thông thường: Arbre de Sois, Federbaum, He Huan Hua, He Huan Pi, Jagwinamu, Mimosa, Mimosa arborea, Mimosa julibrissin, Nemu No Ki, Pink Siris, Plenk Siris, Schlafbaum, Schmirmakazie, Silk ... [xem thêm]

Goat’s Rue là thảo dược gì?

(31)
Tên thông thường: Goat’s Rue, Faux-Indigo, French Honeysuckle, French Lilac, Galega, Galéga, Geissrautenkraut, Goat’s Rue Herb, Italian Fitch, Lavanèse, Lilas d’Espagne, Lilas Français, ... [xem thêm]

Thảo dược tỏi

(49)
Tên thông thường: tỏiTên khoa học: allium sativumTác dụngTác dụng của tỏi là gì?Tỏi là loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị trong các bệnh liên quan ... [xem thêm]

Dược liệu Đinh lăng

(89)
Tên thường gọi: Đinh lăng lá nhỏTên gọi khác: Gỏi cá, nam dương lâmTên khoa học: Polyscias fruticosa (L.); Tieghemopanax fruticosus Vig.Họ: Nhân sâm (Araliaceae)Tên ... [xem thêm]

Glucomannan

(53)
Glucomannan là đường lấy từ gốc của cây konjac và được sử dụng như thảo dược giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ tác dụng kiểm soát lượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN