Hơn một nửa người dân Việt bị răng ê buốt, nhưng không nhiều người trong số đó để tâm đến tình trạng này. Đã đến lúc đi tìm giải pháp để khắc phục tình trạng nhạy cảm của răng.
Tình trạng răng ê buốt đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo khảo sát Managing my health của Kantar, có đến 51% người Việt Nam bị ê buốt răng. Thỉnh thoảng họ cảm thấy một cơn đau thoáng qua, hoặc cảm nhận được sự ê buốt của răng khi ăn thức ăn chua, quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự quan tâm đến hiện tượng này, cũng như không tìm được hướng giải quyết triệt để. Họ không biết rằng răng ê buốt nghiêm trọng hơn họ nghĩ. Khi không được xử lý, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây ra hàng loạt vấn đề răng miệng như:
– Viêm nha chu, viêm nướu
– Gây tổn thương tủy răng
– Men răng yếu hoặc hỏng hoàn toàn, có nguy cơ mất răng
– Làm giảm chất lượng cuộc sống: khiến bạn ăn uống không ngon miệng, phải kiêng khem các món ăn quá nóng (như lẩu, cháo…), quá lạnh (kem, đá bào…), quá chua (chanh dây, khế, dâu tây, tắc…).
Vậy, vì sao có hiện tượng răng ê buốt và làm sao để khắc phục nó?
Thế nào là răng ê buốt?
Ngà răng bên trong được bao phủ bởi men răng. Theo thời gian và thói quen ăn uống hoặc chăm sóc răng miệng, lớp men răng này dần trở nên mỏng hơn, khiến ngà răng (chứa các ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong răng) bị lộ ra ngoài. Dưới tác động của các tác nhân bên ngoài (thực phẩm nóng, lạnh, ngọt, chứa nhiều axit, hay cá biệt là gió thổi), các dây thần kinh trong răng sẽ bị kích thích, gây nên ê buốt răng.
Những nguyên nhân chính gây ra ê buốt răng
1. Thói quen chăm sóc răng miệng
- Chải răng quá kỹ và mạnh tay, làm mòn men răng, khiến ngà răng bị lộ.
- Thường xuyên cạo vôi răng hoặc có tật nghiến răng (nhất là trong lúc ngủ), dần dần sẽ làm mòn men răng, làm lộ ngà răng.
- Có quá nhiều mảng bám quanh răng: Sự tích tụ quá nhiều mảng bám sẽ khiến men răng bị mòn, dẫn tới răng ê buốt.
Tìm hiểu thêm: Lấy vôi răng có đau không? Có gây hại men răng?
2. Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ răng
- Sử dụng các biện pháp tẩy trắng răng: Các sản phẩm tẩy trắng răng như miếng dán trắng răng, gel bôi làm trắng răng khi sử dụng lâu dài sẽ gây tổn hại men răng.
- Nghiện nước súc miệng: Giống như kem đánh răng làm trắng, một số loại nước súc miệng có chứa cồn và các hóa chất khác, có thể làm cho răng của bạn dễ bị ê buốt hơn.
3. Thói quen ăn uống
- Ăn nhiều thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam chanh, kiwi, dưa chua… khiến lớp bảo vệ răng dần bị bào mòn.
- Hay dùng các loại thức uống ướp lạnh, thức uống bỏ thêm đá, ăn kem cùng những thực phẩm lạnh thường xuyên…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khi răng cũng biết… nhạy cảm
Khắc phục ê buốt răng cách nào?
Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt
Loại kem đánh răng này được nghiên cứu dành riêng cho răng ê buốt. Chúng có chứa các hoạt chất như Strontium Acetate hay Potassium Nitrate giúp giảm ê buốt răng, đồng thời cũng có đầy đủ công dụng của kem đánh răng thông thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Strontium giúp thay thế men răng bị mất đi và bít các ống ngà bị lộ, bảo vệ răng khỏi các phản ứng kích thích tác động đến các dây thần kinh trong răng, giúp giảm tình trạng ê buốt một cách nhanh chóng và hiệu quả lâu dài.
Đặc biệt, kem đánh răng với công nghệ tiên tiến NOVAMIN có khả năng giúp phục hồi răng ê buốt bằng cách hình thành lớp bảo vệ vững chắc lên trên những vùng răng bị tổn thương. Lớp bảo vệ này cứng hơn ngà răng tự nhiên 50%. Chỉ với 2 lần sử dụng mỗi ngày, kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt được chứng minh lâm sàng giúp giảm ê buốt răng hiệu quả và ngăn ê buốt quay trở lại. Lưu ý là bạn nên duy trì thói quen chải răng với kem đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt để đạt được hiệu quả giảm ê buốt và bảo vệ lâu dài.
Trị răng ê buốt bằng các nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để giảm ê buốt tạm thời. Chẳng hạn như nha đam; dầu mè; tỏi và nước muối sẽ giúp kháng khuẩn và giảm triệu chứng ê buốt tạm thời ở răng. Ngoài ra, baking soda sẽ giúp tang sự cân bằng độ pH trong miệng và làm giảm triệu chứng ê buốt của răng.