Triệt sản qua soi tử cung

(3.63) - 48 đánh giá

Triệt sản là gì?

Triệt sản là một dạng biện pháp tránh thai vĩnh viễn.

Thế nào là triệt sản ống dẫn trứng?

Những thủ thuật triệt sản dành cho phụ nữ được gọi là triệt sản ống dẫn trứng. Triệt sản ống dẫn trứng bao gồm việc đóng kín ống dẫn trứng. Triệt sản ống dẫn trứng làm ngăn cản trứng di chuyển xuống qua ống dẫn trứng tới tử cung và ngăn cản tinh trùng gặp trứng.

Triệt sản ống dẫn trứng có thể giúp phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường sinh dục hay không?

Triệt sản không giúp bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) (xem bài Phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục).

Thế nào là triệt sản qua soi tử cung?

Triệt sản qua soi tử cung là một loại thủ thuật triệt sản ống dẫn trứng trong đó sử dụng những lỗ tự nhiên của cơ thể để đặt các mô cấy nhỏ vào ống dẫn trứng. Những mô cấy này sẽ phát triển thành các khối mô làm nghẽn ống dẫn. Phương pháp này không cần dùng một đường rạch phẫu thuật nào.

Triệt sản qua soi tử cung có hiệu quả như thế nào trong tránh thai?

Có ít hơn 1 trong số 1000 phụ nữ sử dụng thủ thuật này thụ thai trong vòng 5 năm.

Triệt sản qua soi tử cung được tiến hành như thế nào?

Triệt sản qua soi tử cung bao gồm việc đặt một thiết bị rất nhỏ vào mỗi ống dẫn trứng qua một ống soi tử cung. Ống soi tử cung là một dụng cụ được đưa qua âm đạo và cổ tử cung để vào trong tử cung. Nó cho phép quan sát bên trong tử cung và các lỗ vào của ống dẫn trứng. Một khi thiết bị này được đặt vào vị trí, mô sẹo sẽ hình thành xung quanh chúng.

Triệt sản qua soi tử cung có hiệu quả tức thì không?

Không. Cần khoảng 3 tháng sau thủ thuật để các ống dẫn trứng bị bít tắc hoàn toàn bởi các mô sẹo. Trong khi mô sẹo đang hình thành, việc mang thai vẫn có thể xảy ra. Sau 3 tháng, một xét nghiệm X quang gọi là chụp tử cung vòi trứng (HSG) được thực hiện để chắc chắn rằng ống dẫn trứng đã bị tắc. Nên sử dụng một phương pháp tránh thai hỗ trợ khác cho tới khi kết quả HSG khẳng định rằng ống dẫn trứng đã tắc.

Triệt sản qua soi tử cung được tiến hành ở đâu?

Loại triệt sản này thường được tiến hành tại phòng khám với thuốc tê tại chỗ. Một loại thuốc làm bạn buồn ngủ cũng có thể được sử dụng. Thủ thuật này còn có thể được tiến hành tại phòng mổ với gây mê toàn thân.

Triệt sản qua soi tử cung đem lại những lợi ích gì?

Triệt sản qua soi tử cung sử dụng những lỗ tự nhiên của cơ thể và không đòi hỏi một vết mổ nào trên da. Nó có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ. Vì những lí do này, sự hồi phục sau khi triệt sản qua soi tử cung thường nhanh hơn những dạng triệt sản khác.

Những nguy cơ của triệt sản qua soi tử cung?

Triệt sản qua soi tử cung có những nguy cơ sau:

  • Có thể không đặt được thiết bị vào một hoặc hai ống dẫn trứng. Ngay cả khi thiết bị được đặt vào cả hai ống, vẫn có nguy cơ một hoặc hai ống không được bít tắc hoàn toàn. Trong trường hợp như vậy, thủ thuật không đáng tin cậy giúp tránh thai.
  • Có nguy cơ gây tổn thương tử cung hoặc ống dẫn trứng trong quá trình làm thủ thuật. Nếu xảy ra, thiết bị có thể di chuyển ra khỏi vị trí và vào trong ổ bụng. Khi đó, phẫu thuật là cần thiết để lấy bỏ thiết bị này.
  • Sự mang thai thường không xảy ra sau bất cứ loại triệt sản nào. Tuy nhiên, nếu xảy ra, có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể là một cấp cứu y khoa.
  • Trong một số ít trường hợp, người phụ nữ có cơn đau không biến mất sau thủ thuật triệt sản qua soi tử cung. Nếu điều này xảy ra, những thiết bị đó cần phải được lấy ra bằng soi tử cung hoặc nội soi ổ bụng.

Tôi có thể trông đợi điều gì sau khi triệt sản qua soi tử cung?

Hầu hết phụ nữ có thể trở lại các hoạt động bình thường trong vòng 24 giờ. Vài người có sự khó chịu trong quá trình làm thủ thuật hoặc kéo dài đến 1 tuần sau đó. Những tác dụng phụ gồm có:

  • Đau (tương tự như cơn đau quặn lúc hành kinh)
  • Buồn nôn và nôn
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Chảy máu và nổi mẩn
Xem thêm bài Triệt sản bằng phẫu thuật soi qua ổ bụng của Bác sĩ Lê Thanh Nhã Uyên và PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng

Giải thích thuật ngữ

  • Cổ tử cung: Chỗ mở vào tử cung ở phần trên cùng của âm đạo.
  • Thai ngoài tử cung: Sự mang thai trong đó trứng đã thụ tinh bắt đầu phát triển ở một nơi không nằm trong lòng tử cung, thường là ở một trong hai ống dẫn trứng.
  • Ống dẫn trứng: Các ống dẫn trong đó trứng di chuyển từ buồng trứng vào tử cung.
  • Gây mê toàn thân: Việc sử dụng các loại thuốc để tạo ra một trạng thái như đang ngủ để ngăn ngừa cơn đau trong quá trình phẫu thuật.
  • Virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV): Một loại virus tấn công vào các tế bào nhất định trong hệ miễn dịch ở người và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Chụp tử cung vòi trứng (HSG): Một thủ thuật X quang đặc biệt trong đó một lượng dịch nhỏ được đặt vào trong tử cung và các ống dẫn trứng để phát hiện các thay đổi bất thường về kích thước và hình dáng hoặc để xác định xem ống dẫn trứng đã bị tắc chưa.
  • Ống soi tử cung: Một thiết bị được sử dụng để quan sát bên trong tử cung và thực hiện các thủ thuật.
  • Triệt sản qua soi tử cung: Một thủ thuật triệt sản trong đó lối vào của mỗi ống dẫn trứng đều bị bít tắc bởi các mô sẹo được tạo ra từ các mô cấy nhỏ được đưa vào ống dẫn trứng, giúp ngăn cản tinh trùng di chuyển qua các ống dẫn trứng để thụ tinh với trứng.
  • Gây tê tại chỗ: Việc sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn cơn đau ở một phần của cơ thể.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục.
  • Triệt sản ống dẫn trứng: Một phương pháp triệt sản ở phụ nữ trong đó các ống dẫn trứng được cột, nẹp, kẹp lại, đốt bằng dao điện, hoặc bị bít tắc bởi các mô sẹo được tạo ra bằng việc đưa vào các mô cấy nhỏ.
  • Tử cung: Một cơ quan dạng cơ, nằm ở vùng chậu của người phụ nữ, giúp chứa đựng và nuôi dưỡng bào thai đang phát triển trong khi mang thai.
  • Âm đạo: Một cấu trúc dạng ống được bao bọc bởi cơ, dẫn từ tử cung ra ngoài cơ thể.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Hysteroscopic-Sterilization

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Thanh Phương - BS. Lê Thanh Nhã Uyên
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những dấu hiệu khi chuẩn bị chuyển dạ

(42)
Điều gì xảy ra khi chuẩn bị chuyển dạ? Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra (giãn nở). Tử cung, trong đó có cơ, co thắt đều đặn. Khi tử cung co ... [xem thêm]

Phải làm gì khi bị ốm nghén?

(25)
Ốm nghén là gì? ​ Sự buồn nôn và nôn ọe xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là đầu thai kỳ, thường được gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén có thể xảy ra ... [xem thêm]

Bài 11 – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

(96)
Dễ lắm, lấy tinh trùng, bơm vào tử cung, là xong chứ gì! Câu nói này tình cờ nghe một chị bệnh nhân tư vấn cho chị bệnh nhân khác. Nghe qua, dễ thiệt, nó ... [xem thêm]

Bài 39 – Những điều cần biết về sốt xuất huyết khi có thai

(62)
Năm nào cũng thấy báo động dịch sốt xuất huyết, và với nhân viên y tế đó thật sự là nỗi ám ảnh. Bởi vì trước một bệnh nhân sốt xuất huyết, không ... [xem thêm]

Bài 57 – Những nỗi lo của mẹ

(65)
Mấy hôm tìm hiểu thị trường sách cho bà mẹ mang thai, mình thấy “ngộp thở”: Mẹ Nhật và trách nhiệm, Mẹ Do Thái và tư duy, Mẹ Đức và kỷ luật, Mẹ Mỹ ... [xem thêm]

Cắt bỏ nội mạc tử cung

(67)
Cắt bỏ nội mạc tử cung là gì? Cắt bỏ nội mạc tử cung nhằm phá hủy một lớp mỏng niêm mạc tử cung và ngăn tình trạng ra kinh ở nhiều phụ nữ mà ... [xem thêm]

Chụp cản quang tử cung vòi trứng

(56)
Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là gì? Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là một thủ thuật X-quang được sử dụng để quan sát bên trong tử cung và ... [xem thêm]

Các phương pháp giảm đau khi sinh

(95)
“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian hay dùng để nói về sự đau đớn khi chuyển dạ sanh. Đau xé da xé thịt, đau khủng khiếp…, tóm lại là đau thật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN