Liên cầu khuẩn nhóm B và mang thai

(3.71) - 66 đánh giá

Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?

Liên cầu khuẩn nhóm B là một trong nhiều loại vi khuẩn sinh sống trong cơ thể và thường không gây bệnh nghiêm trọng. Vi khuẩn này thường gặp trong đường tiêu hoá, đường tiết niệu, đường sinh dục nam và nữ. Ở phụ nữ vi khuẩn có thể sinh sống trong tử cung và trực tràng. Liên cầu khuẩn nhóm B không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, loại vi khuẩn này khác với liên cầu khuẩn nhóm A là loại vi khuẩn gây “viêm họng”.

Thế nào là mang khóm vi khuẩn?

Mang khóm vi khuẩn là khi trong người mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện triệu chứng bên ngoài. Số lượng vi khuẩn có trong người có thể thay đổi theo thời gian. Một người mang khóm vi khuẩn với số lượng lớn thì có thể có lượng nhỏ vi khuẩn sau hàng tháng hoặc hàng năm. Lượng vi khuẩn cũng có thể giảm đến mức không phát hiện ra được.

Tại sao phụ nữ mang thai phải chú ý đến liên cầu khuẩn nhóm B?

Phần lớn phụ nữ mang khóm liên cầu khuẩn nhóm B không biểu hiện triệu chứng bên ngoài hoặc không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nhỏ có thể bị viêm đường tiết niệu hoặc viêm tử cung. Tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất là phụ nữ mang vi khuẩn vào thời kỳ cuối của mang thai có thể sẽ truyền vi khuẩn sang cho con.

Các loại nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh

Có hai loại nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Cả hai loại đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Thế nào là nhiễm giai đoạn sớm?

Nhiễm giai đoạn sớm xảy ra vào tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn khi di chuyển qua âm đạo của người mẹ mang khóm vi khuẩn. Chỉ có một số nhỏ trẻ bị nhiễm khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên một số yếu tố, ví dụ như sinh non, có thể làm tăng khả năng bị nhiễm. Bệnh phổ biến do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B giai đoạn sớm gây ra là viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Thế nào là nhiễm giai đoạn muộn?

Nhiễm giai đoạn muộn xảy ra sau 6 ngày tuổi. Loại viêm nhiễm này xảy ra do mẹ truyền cho con trong quá trình sinh hoặc do tiếp xúc với người mang khóm vi khuẩn. Viêm nhiễm giai đoạn muộn có thể dẫn đến viêm màng não và các bệnh khác, ví dụ như viêm phổi.

Có thể phòng tránh viêm nhiễm này ở trẻ sơ sinh không?

Việc sử dụng xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong giai đoạn cuối của thai kỳ và điều trị trong quá trình sinh có thể giúp phòng tránh viêm nhiễm giai đoạn sớm. Tuy nhiên nó không thể giúp phòng tránh viêm nhiễm giai đoạn muộn. Cần biết cách nhận biết dấu hiệu và triệu chứng viêm nhiễm giai đoạn muộn:

  • Trẻ hoạt động chậm hoặc không hoạt động
  • Trẻ quấy khóc
  • Trẻ bú sữa kém
  • Trẻ bị nôn
  • Trẻ bị sốt cao

Nếu trẻ bị một trong những triệu chứng trên thì cần liên hệ với bác sĩ ngay.

Khi nào thì phụ nữ mang thai làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B?

Để phòng chống viêm nhiễm giai đoạn sớm, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B được thực hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ, giữa tuần thứ 35 và 37. Khi tiến hành xét nghiệm, lấy mẫu thử từ tử cung và trực tràng bằng cách quét tăm bông. Quá trình này nhanh và không hề gây đau đớn. Sau đó mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy trong môi trường đặc biệt.

Phải làm gì khi kết quả xét nghiệm dương tính?

Nếu xét nghiệm dương tính, cho thấy người mẹ mang liên cầu khuẩn nhóm B, thì thông thường người mẹ sẽ phải dùng kháng sinh trong quá trình sinh để ngăn ngừa việc truyền vi khuẩn sang cho con. Kháng sinh giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có thể làm hại trẻ trong quá trình sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng nếu dùng trong quá trình sinh. Nếu dùng kháng sinh sớm vi khuẩn có thể sinh sôi trở lại và xuất hiện trong quá trình sinh. Penicillin là thuốc kháng sinh thường được dùng để phòng chống viêm nhiễm giai đoạn sớm ở trẻ sơ sinh.

Phải làm gì nếu người mẹ bị dị ứng Penicillin?

Nếu người mẹ bị dị ứng Penicillin, phải thông báo cho bác sĩ trước khi làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Phụ nữ bị dị ứng nhẹ có thể dùng một loại thuốc kháng sinh khác là Cefazolin. Trong trường hợp bị dị ứng nặng, như khi bị phát ban hay sốc phản vệ, cần xét nghiệm xem loại vi khuẩn nào có trong mẫu để quyết định dùng thuốc kháng sinh cho phù hợp.

Phải làm gì nếu người mẹ đã từng có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B?

Nếu người mẹ đã từng có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hoặc nếu trong thời kỳ mang thai phát hiện nước tiểu có liên cầu khuẩn nhóm B thì khả năng truyền vi khuẩn cho đứa con sắp tới trong quá trình sinh đẻ là rất cao. Người mẹ sẽ phải nhận điều trị trong quá trình sinh để bảo vệ đứa con sắp tới. Đối với trường hợp này thì người mẹ không cần làm xét nghiệm giữa tuần thứ 35 và 37 của thai kỳ.

Phải làm gì nếu người mẹ được chỉ định sinh mổ?

Nếu người mẹ được chỉ định sinh mổ thì không cần dùng thuốc kháng sinh cho liên cầu khuẩn nhóm B trong quá trình sinh nếu các cơn đau đẻ chưa tới hoặc nếu túi nước ối chưa vỡ. Tuy nhiên vẫn nên làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B vì cơn đau đẻ có thể xuất hiện trước thời gian chỉ định mổ. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì cần theo dõi xem trẻ có bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B không trong thời gian đầu sau khi sinh.

Giải thích thuật ngữ

Bệnh lây truyền qua đường tình dục: là các bệnh lây truyền thông qua quan hệ tình dục, bao gồm: bệnh Chlamydia, bệnh lậu, mụn cóc sinh dục, mụn rộp sinh dục, giang mai và HIV (virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người [AIDS]).

Kháng sinh: là thuốc dùng để chữa viêm nhiễm.

Mang khóm vi khuẩn: là khi cơ thể mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện bệnh ra bên ngoài.

Sinh mổ: là quá trình sinh bằng cách mổ bụng và tử cung của người mẹ.

Sinh non: là khi sinh trước tuần 37 của thai kỳ.

Sốc phản vệ: là trường hợp dị ứng nặng, bao gồm từ mức bị phát ban và ngứa cho đến khó thở và sốc. Sốc phản vệ có thể gây chết người.

Tử cung: là một cơ quan nằm trong vùng chậu phụ nữ, chứa và nuôi dưỡng thai nhi trong quá trình mang thai.

Túi nước ối: là túi chứa dịch trong tử cung người mẹ, nơi thai nhi phát triển.

Viêm màng não: là viêm màng bao quanh não hoặc tủy sống.

Lưu ý

Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa

Bài này được thiết kế để trợ giúp bệnh nhân, chứ không mô tả toàn bộ quá trình điều trị cần thiết và do đó không nên bỏ qua các phương pháp khác có thể. Tuỳ thuộc vào trạng thái của từng bệnh nhân, điều kiện của cơ sở y tế mà các phương pháp điều trị có thể có thay đổi.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Group-B-Streptococcus-and-Pregnancy

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Dư Ngọc Hiền - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phụ khoa định kỳ hằng năm

(41)
Những lí do hàng đầu tại sao bạn nên khám phụ khoa định kì hằng năm. Tránh thai Tìm hiểu về cách lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với bạn. Ví dụ: ... [xem thêm]

Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

(99)
Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Trẻ sinh quá sớm (sinh non) gặp nhiều vấn đề về sức khỏe lúc mới sinh, cũng như trong quá ... [xem thêm]

Thuỷ đậu và thai kỳ

(19)
Thuỷ đậu, có khi dân gian mình gọi là trái rạ, là một bệnh do nhiễm virus tên là Herpes zoster. Nếu bạn đã từng nhiễm thuỷ đậu, cơ thể bạn sẽ sản xuất ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

(77)
Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai

(91)
Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai Thai nhi cử động trong tử cung là dấu hiệu cho thấy em bé khoẻ mạnh. Bà mẹ có thể cảm thấy em bé ... [xem thêm]

Giải thích những kết quả bất thường của xét nghiệm Pap

(98)
Xét nghiệm Pap là gì? Xét nghiệm Pap, còn gọi là sàng lọc tế bào cổ tử cung, là xét nghiệm giúp kiểm tra những thay đổi bất thường trong các tế bào của ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Tư thế và vận động

(99)
Tư thế và vận động Đứng thẳng và di chuyển trong khi sinh có thể giúp giảm đau và giúp em bé di chuyển xuống thấp trong đường âm đạo (ống sinh). Bạn ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Rebozo

(86)
Rebozo Rebozo là dạng “đồ” có thể dùng trong suốt thai kỳ và khi sinh để thư giãn và giàm đau. Những người giúp đỡ có thể xoa bóp thông qua việc quấn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN