Quyết tâm từ bỏ thuốc lá (giai đoạn 1)

(4.44) - 46 đánh giá

Cai thuốc lá là một hành trình dài và khó khăn, bạn phải thật sự kiên trì, quyết tâm và nổ lực để vượt qua tất cả các giai đoạn của cuộc chiến khốc liệt này.

Vì đây là cuộc chiến với chính bản thân, nên không ai khác, mà chính bạn mới là người đưa ra quyết định về hành động này. Nicotine trong thuốc lá rất dễ gây nghiện nên từ bỏ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đó là lý do tại sao người hút thuốc thường hay ca thán một bài “Tôi biết tôi phải bỏ, nhưng lại không cách nào ngừng được.”

Quyết tâm cai thuốc lá

Hành động để từ bỏ thuốc lá trải qua rất nhiều khó khăn. Trước khi từ bỏ thuốc lá người nghiện thuốc cần có một quyết tâm cao, vững vàng để thực sự bắt đầu với một tiến trình dài với 7 giai đoạn cai thuốc lá.

Để đạt được thành công trong giai đoạn này, người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá cần có kế hoạch để đánh bại sự thèm muốn và kích thích của hoạt chất này. Người hút thuốc càng nhanh chóng cắt bỏ thuốc, họ sẽ giảm được nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, các bệnh có hại khác liên quan đến hút thuốc nhanh hơn.

Khi người hút thuốc cố gắng cắt giảm hay dừng việc hút thuốc, họ sẽ trải qua quá trình khó chịu, không thoải mái bởi vì não bộ phản ứng phải tiêu thụ nicotine. Nếu vượt qua được cảm giác này, bạn sẽ cai nghiện thuốc lá thành công. Đặc biệt, việc bỏ thuốc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá giảm đáng kể.

1. Nếu muốn thay đổi cuộc sống, hãy thay đổi suy nghĩ

Nhiều người tìm đến khói thuốc với mục đích thư giãn, tạo sự thoải mái. Vì vậy khi quyết định ngưng hút thuốc, chúng ta liên tưởng đến những cảm giác đau đớn, khốn khổ và cần phải hy sinh nhiều thứ. Đây chỉ là những cảm xúc do bản ngã bên trong tạo ra để khiến chúng ta dễ bỏ cuộc mà thôi.

Bước đầu tiên để quyết tâm từ bỏ khói thuốc bao gồm việc tập trung vào những ý nghĩ của bản thân và tự sửa chữa quan điểm sai lầm của mình khi chúng xuất hiện. Điều này ban đầu sẽ rất khó khăn. Nhưng nếu bạn vẫn kiên trì, việc cố gắng lắng nghe những suy nghĩ trong tâm trí hằng ngày sẽ trở thành thói quen và nó sẽ tự xóa bỏ những ý nghĩ lệch lạc cho bạn.

Để cho bản thân một niềm tin và sự quyết tâm bỏ thuốc lá hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn bỏ hút thuốc lá:

  • Bạn lo lắng rằng bạn có thể mắc một căn bệnh liên quan đến hút thuốc?
  • Bạn thực sự tin rằng những lợi ích của việc bỏ hút thuốc lớn hơn lợi ích của việc tiếp tục hút thuốc?
  • Bạn biết người nào đó gặp vấn đề về sức khỏe vì hút thuốc?
  • Bạn đã sẵn sàng nghiêm túc bỏ hút thuốc hay chưa?

2. Tập suy nghĩ tích cực

Khi bạn nghĩ rằng: “Bạn tôi hút thuốc được, sao tôi lại không thể?” Hãy ngay lập tức nhắc nhở bản thân rằng người bạn của bạn không tự động hút thuốc, họ phải hút thuốc bởi vì họ đang nghiện nicotine. Hãy đưa ra những tín hiệu tinh thần tích cực bằng cách chống lại những dòng cảm xúc cám dỗ chính bản thân mình và suy nghĩ tích cực.

Tự nói chuyện với bản thân một cách tích cực là một bước đệm để cải thiện những hành vi tiêu cực. Một khi đã quen được với cuộc sống không khói thuốc, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Kế tiếp, hãy chọn ngày và quyết định một kế hoạch cai thuốc lá trong giai đoạn 2 của hành trình này nhé. Hãy chắc chắn rằng kế hoạch này sẽ sớm được thực hiện, chẳng hạn như trong tháng tới. Chọn một thời điểm quá xa trong tương lai sẽ dễ khiến bạn kiếm được một lý do hợp lý khác để từ bỏ, nhưng bạn cũng cần phải có đủ thời gian để chuẩn bị sẵn sàng. Sau đó hãy lập nên một kế hoạch nghiêm túc.

Đây chỉ là bước khởi đầu trong hành trình 7 giai đoạn cai thuốc lá mà thôi. Tuy nhiên, tất cả những điều trên có thành công hay không đều phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bạn:

Giai đoạn 1: Quyết tâm cai thuốc lá
Giai đoạn 2: Bạn cần chú ý gì khi chọn ngày bắt đầu cai thuốc lá?
Giai đoạn 3: Vượt qua cám dỗ trong quá trình cai thuốc
Giai đoạn 4: Quản lý thói quen thường ngày khi cai thuốc lá
Giai đoạn 5: Đối phó với căng thẳng khi cai thuốc lá
Giai đoạn 6: Cai thuốc lá thành công – Tự thưởng thôi!
Giai đoạn 7: Không để bản thân tái nghiện thuốc lá

Chúc bạn đủ quyết tâm để từ bỏ thói quen có hại này nhé!

KHỞI ĐẦU | Giai đoạn 2 →

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tha thứ

(99)
Tha thứ: Thái độ của bạn ảnh hưởng lên sức khỏe Cho dù đó là một cuộc cãi vã đơn giản với bạn đời hay sự oán giận kéo dài đối với người thân, ... [xem thêm]

Mách mẹ cách làm mứt chôm chôm cho bé thích mê

(35)
Nếu bạn đã làm các món mứt như mứt dừa, mứt bí, mứt vỏ bưởi… thì với cách làm mứt chôm chôm bạn sẽ thấy vô cùng đơn giản. Hiện, chôm chôm đang ... [xem thêm]

Uống rượu, hút thuốc khi mang thai: Hại mẹ bầu lẫn thai nhi

(40)
Sử dụng thuốc lá và rượu bia có thể gây ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hút thuốc lá và uống rượu bia trong khi mang thai lại càng nguy hiểm hơn ... [xem thêm]

Bài tập giúp nâng mông chảy xệ

(78)
Bạn không dám mặc quần jeans vì ngại mông chảy xệ? Bạn đang nghĩ tới việc phẫu thuật nâng mông? Tại sao bạn không tìm đến các phương pháp tập luyện ... [xem thêm]

Có nên thử chế độ ăn kiêng Keto lười biếng?

(81)
Chế độ ăn kiêng Keto lười biếng là một biến thể của chế độ ăn kiêng Keto nghiêm ngặt, một chế độ ăn rất ít carbohydrate.Đúng như tên gọi, chế độ ... [xem thêm]

6 dấu hiệu dưới cánh tay cảnh báo sức khỏe của bạn

(85)
Vùng da dưới cánh tay là khu vực khá nhạy cảm nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới cánh tay đôi khi có thể phản ánh những bất ... [xem thêm]

Bí quyết sống khỏe mạnh hơn cho người bị suy thận cấp độ 4

(43)
Có không ít bệnh nhân bị suy thận cấp độ 4 vẫn có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm và làm được những việc yêu thích. Bạn băn khoăn muốn biết bí ... [xem thêm]

10 cách đối phó với gan nhiễm mỡ độ 1 hiệu quả

(90)
Bên cạnh phương pháp điều trị y khoa, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen sống lành mạnh để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1.Gan là cơ quan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN