Tha thứ

(3.52) - 99 đánh giá

Tha thứ: Thái độ của bạn ảnh hưởng lên sức khỏe

Cho dù đó là một cuộc cãi vã đơn giản với bạn đời hay sự oán giận kéo dài đối với người thân, mâu thuẫn chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng sâu rộng hơn bạn cảm nhận: nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Tuy nhiên, hành động tha thứ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn: giảm nguy cơ đau tim; cải thiện mức cholesterol và giấc ngủ; và giảm đau, giảm cao huyết áp, và giảm lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự liên quan mật thiết hơn giữa sự tha thứ và sức khỏe khi tuổi tác tăng lên.

Theo bác sĩ Karen Swartz, Giám đốc Phòng khám tư vấn rối loạn tâm trạng tại Bệnh viện Johns Hopkins, sự tổn thương và thất vọng đi kèm một gánh nặng lớn về thể chất. Sự tức giận kinh niên đưa bạn vào chế độ “chiến đấu” hoặc “bay” (fight-or-flight mode) của hệ thần kinh thực vật, dẫn đến nhiều thay đổi về nhịp tim, huyết áp và phản ứng miễn dịch. Những thay đổi đó làm tăng nguy cơ trầm cảm, bệnh tim và tiểu đường và nhiều tình trạnh khác. Ngược lại, sự tha thứ sẽ làm giảm căng thẳng và giúp sức khỏe được cải thiện.

Bạn có thể học cách tha thứ nhiều hơn?

Tha thứ không chỉ là nói ra vài lời. Đây là một quá trình tích cực, trong đó bạn đưa ra quyết định có ý thức để từ bỏ cảm giác tiêu cực, cho dù đối phương có xứng đáng hay không. Khi bạn giải phóng sự tức giận, oán giận và thù địch, bạn bắt đầu cảm thấy đồng cảm, thương cảm và đôi khi thậm chí là tình cảm với người đã làm bạn tổn thương.

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng một số người có bản năng dễ tha thứ hơn. Những người này có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống, ít trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, giận dữ và thù hận. Người giữ mãi mối hận thù có nhiều nguy cơ bị trầm cảm nặng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương, cũng như các bệnh khác, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể tự rèn luyện để hành động lành mạnh hơn. Trên thực tế, 62% người trưởng thành tại Mỹ nói rằng họ cần sự tha thứ nhiều hơn trong cuộc sống.

Để tha thứ là một phần của cuộc sống

Tha thứ là một lựa chọn. Bạn đang chọn cung cấp sự từ bi và sự đồng cảm với người đã làm bạn bực mình.

Suy ngẫm và ghi nhớ

Điều đó bao gồm các sự kiện liên quan, cách bạn phản ứng, cảm nhận và sự tức giận/tổn thương đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

Thông cảm với người khác

Ví dụ, nếu người bạn đời của bạn lớn lên trong một gia đình nghiện rượu, sự tức giận khi bạn nhìn thấy quá nhiều ly rượu trong nhà có thể dễ chấp nhận hơn. Nếu bạn biết một phụ nữ đã từng mất con vì bệnh tật, bạn sẽ thông cảm hơn cho thái độ hùng hổ của cô ta khi người con thứ hai mắc bệnh.

Tha thứ sâu sắc

Tha thứ cho ai đó đơn giản chỉ vì bạn nghĩ rằng không có lựa chọn nào khác hoặc vì tôn giáo của bạn có thể là đủ để chữa lành tổn thương. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy những người tha thứ xuất phát từ việc hiểu rằng không ai là hoàn hảo có thể nối lại mối quan hệ bình thường với người kia, ngay cả khi người đó không bao giờ xin lỗi. Những người chỉ tha thứ để cứu vãn quan hệ thường sẽ bị tổn thương với một mối quan hệ xấu hơn.

Từ bỏ kỳ vọng

Một lời xin lỗi từ bạn có thể sẽ không gợi ra lời xin lỗi từ đối phương, và không thay đổi mối quan hệ với người đó. Nếu không mong đợi, bạn sẽ không phải thất vọng.

Quyết định tha thứ

Một khi bạn đưa ra lựa chọn tha thứ, hãy “đóng dấu” nó bằng hành động. Nếu bạn không thể nói chuyện với người đã làm mình buồn lòng, hãy viết về sự tha thứ của bạn trên một cuốn sổ hoặc nói điều đó với người mà bạn tin tưởng.

Tha thứ cho chính mình

Hành động tha thứ còn bao gồm tha thứ cho cả chính mình. Chẳng hạn, nếu chồng hay vợ bạn ngoại tình, hãy nhận ra rằng chuyện đó không phản ánh giá trị của bạn.

Tài liệu tham khảo

  • https://publichealthliteracy.org/
  • https://www.psychologytoday.com/
  • https://www.hopkinsmedicine.org/health/
  • https://www.huffpost.com/
  • https://edition.cnn.com/2019/06/05/health/forgiveness-health-explainer/index.html
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS.TS. Phạm Nguyên Quý
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Cách trị bỏng bô xe máy nhanh lành, không để lại sẹo

    (88)
    Bỏng bô xe máy nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời có thể làm trầm trọng thêm vết thương gây nhiễm trùng, hoại tử da hoặc để lại sẹo ... [xem thêm]

    Chăm sóc cún cưng chỉ với dầu dừa

    (39)
    Từ lâu, dầu dừa đã được công nhận là rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Nó mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời về nhiều mặt như chăm sóc ... [xem thêm]

    Viên ngậm nicotine cai thuốc lá: Cách sử dụng và bảo quản

    (85)
    Viên ngậm nicotine giúp bạn cai thuốc lá bằng các cung cấp một liều lượng rất thấp nicotine, từ đó, giúp bạn bỏ thuốc dần dần. Dưới đây là những ... [xem thêm]

    6 cách giúp mẹ kiểm soát bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

    (48)
    Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường khiến mẹ lo lắng khi thấy con có biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm… Vậy mẹ nên làm gì để có thể bảo ... [xem thêm]

    Cách chia sẻ với trẻ khi thú cưng chết

    (78)
    Trẻ nhỏ coi thú nuôi trong nhà như bạn và là một thành viên trong gia đình. Những con chó quấn quýt bên con bạn khi mới ngủ dậy, mừng rỡ đón trẻ đi học ... [xem thêm]

    4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

    (63)
    Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen hút thuốc của mình? Điều này chẳng mấy dễ dàng đặc biệt với những người đã trải qua quá trình hút thuốc lâu năm. ... [xem thêm]

    10 thói quen tắm bạn nên từ bỏ để không gây hại sức khỏe

    (55)
    Tắm là một sinh hoạt quá bình thường nên ai cũng thực hiện mà không cần đắn đo mình có đang tắm đúng cách không. Hầu hết mọi người đều không để ý ... [xem thêm]

    7 cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng giúp bạn tránh bệnh tật

    (11)
    Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì lo ngại sự không sạch sẽ. Tuy nhiên, khi có nhu cầu thì bạn không thể không ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN