Policosanol

(3.82) - 16 đánh giá

Tên thông thường: 32-C, Dotriacontanol, Heptacosanol, Hexacosanol, Nonacosanol, Octacosanol, Tetracosanol, Tétracosanol, Tetratriacontanol, Tétratriacontanol, Triacontanol.

Tên khoa học: Policosanol

Tìm hiểu chung

Policosanol dùng để làm gì?

Policosanol là một chất có trong mía và các nguồn khác.

Policosanol được sử dụng trong nhiều điều kiện sức khỏe, nhưng cho đến nay, không có đủ bằng chứng khoa học để xác định liệu policosanol có hiệu quả đối với các tình trạng bệnh không.

Policosanol được sử dụng trong các điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ của tim và mạch máu bao gồm:

  • Đau chân do lưu thông máu kém
  • Tắc động mạch
  • Cholesterol cao di truyền
  • Cholesterol cao

Policosanol có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của policosanol là gì?

Policosanol làm giảm sản xuất cholesterol trong gan và làm tăng sự phá vỡ cholesterol LDL. Policosanol cũng làm giảm độ dính của tiểu cầu trong máu, có thể giúp làm giảm cục máu đông.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của policosanol là gì?

Liều dùng của policosanol có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Policosanol có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của policosanol là gì?

Policosanol có các dạng bào chế viên nang 20mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng policosanol?

Policosanol có thể gây đỏ da và phát ban, chứng đau nửa đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ, khó chịu, chóng mặt, đau bụng, tăng cảm giác nuốt khó, đi tiểu, giảm cân, chảy máu mũi, chảy máu cam và các phản ứng phụ khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng policosanol bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của policosanol hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng policosanol với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của policosanol như thế nào?

Policosanol có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi uống liều 5-80mg mỗi ngày trong vòng 3 năm.

Rối loạn xuất huyết: policosanol có thể làm chậm đông máu và tăng nguy cơ chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.

Phẫu thuật: policosanol có thể làm chậm đông máu. Có một mối quan tâm rằng policosanol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi giải phẫu. Ngừng sử dụng policosanol ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin việc sử dụng policosanol trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

Policosanol có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng policosanol.

Các sản phẩm có thể tương tác với policosanol bao gồm thuốc chống đông/thuốc chống huyết khối.

Policosanol có thể làm chậm đông máu. Dùng policosanol cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những loại khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những loại khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những loại khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®) và những loại khác.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Pawpaw Bắc Mỹ là thảo dược gì?

(51)
Tên thông thường: Annona triloba, Asimina, Asimina triloba, Asiminier, Asiminier Trilobé, Asiminier de Virginie, Banane du Pauvre Homme, Custard Apple, Dog-Banana, Papaye Américaine, Papaye ... [xem thêm]

Thủy tiên là loại thảo dược gì?

(18)
Tên gốc: Thủy tiênTên khoa học: Narcissus tazetta LTên tiếng Anh: DaffodilTổng quanTìm hiểu chungThủy tiên là một loại cây lâu năm, thuộc họ Thủy tiên ... [xem thêm]

Phong

(51)
Tìm hiểu chungCây phong dùng để làm gì ?Lá cây phong có chứa rất nhiều vitamin C và được sử dụng để làm thuốc.Cây phong được sử dụng làm thuốc giảm ... [xem thêm]

Cây lâu đẩu là thảo dược gì?

(49)
Tên thông thường: European columbine, true columbine, European crowfoot, culverwort, granny’s bonnet. Akelei (German), l’ancolie commune (French), aguileña (Spanish), skógarvatnsberi ... [xem thêm]

Cỏ ba lá đỏ là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: Beebread, Clovone, Cow Clover, Daidzein, Genistein, Isoflavone, Meadow Clover, Miel des Prés, Phytoestrogen, Purple Clover, Trebol Rojo, Trèfle Commun, Trèfle des Prés, ... [xem thêm]

Black bryony là thảo dược gì?

(20)
Tìm hiểu chungBlack bryony dùng để làm gì?Black bryony là một loại cây có rễ được dùng để làm thuốc.Mặc dù có những lo ngại về tính an toàn, một số ... [xem thêm]

Cây phỉ là thảo dược gì?

(15)
Tên thông thường: cây phỉ, Avellano de Bruja, Café du Diable, Hamamelis, Hamamélis, Hamamélis de Virginie, Hamamelis virginiana, Hazel, Noisetier des Sorcières, Snapping Tobacco Wood, ... [xem thêm]

Quả lý gai Ấn Độ là thảo dược gì?

(31)
Tên thông thường: Aamalaki, Amalaki, Amblabaum, Amla, Amla Berry, Aonla, Aovla, Arbre de Malacca, Arbre Myrobolan, Dhatriphala, Emblic, Emblica, Emblica officinalis, Emblic Myrobalan, Groseille ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN