Cây phỉ là thảo dược gì?

(4.04) - 15 đánh giá

Tên thông thường: cây phỉ, Avellano de Bruja, Café du Diable, Hamamelis, Hamamélis, Hamamélis de Virginie, Hamamelis virginiana, Hazel, Noisetier des Sorcières, Snapping Tobacco Wood, Spotted Elder, Winter Bloom

Tên khoa học: Hamamelis virginiana

Tác dụng

Cây phỉ dùng để làm gì?

Cây phỉ được sử dụng để điều trị các bệnh như:

  • Tiêu chảy, viêm ruột kết nhầy, nôn ra máu, ho ra máu, lao, cảm lạnh, sốt, khối u và ung thư;
  • Thoa cây phỉ trực tiếp lên da trị ngứa, đau, sưng (viêm), viêm mắt, tổn thương da, viêm màng niêm mạc, suy tĩnh mạch, trĩ, bầm tím, côn trùng cắn, bỏng nhẹ và các dị ứng da khác.

Cây phỉ có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây phỉ là gì?

Cây phỉ chứa chất tannin. Khi thoa trực tiếp lên da, cây phỉ có thể giúp làm giảm sưng, giúp liền da và chống lại vi khuẩn. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây phỉ là gì?

Đối với tình trạng ngứa và khó chịu liên quan đến bệnh trĩ và các chứng rối loạn hậu môn khác: bạn thoa nước cây phỉ 6 lần trong ngày hoặc sau mỗi lần đi tiêu.

Đối với thuốc rượu cây phỉ: bạn được tiêm từ 2-4ml/lần, 3 lần/ngày.

Thuốc mỡ cây phỉ: bạn có thể bào chế bằng cách trộn chiết xuất cây phỉ với thuốc mỡ nền với tỉ lệ 1:20.

Trà cây phỉ: bạn uống 2-3 lần/ngày. Trà có thể được sử dụng như một loại nước súc miệng cho viêm họng hoặc viêm dạ dày.

Liều dùng của cây phỉ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây phỉ là gì?

Cây phỉ có ở dạng bào chế:

  • Rượu thuốc;
  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Thuốc mỡ;
  • Trà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây phỉ?

Cây phỉ có thể gây ra những phản ứng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày và táo bón;
  • Nước tiểu sẫm màu, da và mắt vàng và đau dạ dày nặng;
  • Tổn thương gan.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây phỉ bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây phỉ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Những quy định cho cây phỉ ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây phỉ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây phỉ như thế nào?

Mang thai và cho con bú:

Không có đủ thông tin việc sử dụng cây phỉ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Phẫu thuật:

Bạn ngừng dùng cây phỉ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Cây phỉ có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây phỉ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Củ maca là thảo dược gì?

(55)
Tên thông thường: Ayak Chichira, Ayuk Willku, Ginseng Andin, Ginseng Péruvien, Lepidium meyenii, Lepidium peruvianum, Maca Maca, Maca Péruvien, Maino, Maka, Peruvian Ginseng, Peruvian ... [xem thêm]

Vỏ cây du có tác dụng gì?

(69)
Tên thông thường: vỏ cây duTên khoa học: ulmusTìm hiểu chungVỏ cây du dùng để làm gì?Vỏ cây du được sử dụng để chữa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ... [xem thêm]

Nấm men bia

(77)
Tìm hiểu chungNấm men bia dùng để làm gì?Men bia được dùng trong quá trình sản xuất bia. Hiện nay nó được dùng để chữa bệnh:Các bệnh tác đường hô hấp ... [xem thêm]

Thảo dược glycin

(55)
Tên thông thường: glycinTên khoa học: axit 2-aminoaceticTác dụngTác dụng của thảo dược glycin là gì?Thảo dược glycin thường được sử dụng để hỗ trợ ... [xem thêm]

Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?

(67)
Lá mật gấu trị tiểu đường còn có tên là cây mật gấu, cây lá đắng, hoàn liên ô rô, mã hổ. Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum ... [xem thêm]

Axit citric

(47)
Tên thông thường: axit citricCông thức hóa học: C6H8O7Tác dụngAxit citric dùng để làm gì?Axit citric là một axit hữu cơ yếu, có trong nhiều trái cây họ cam quýt. ... [xem thêm]

Mướp đắng

(40)
Tên thông thường: mướp đắng, khổ quaTên khoa học: momordica charantiaTác dụngTác dụng của mướp đắng là gì?Mướp đắng (hay khổ qua) là một loài thực vật ... [xem thêm]

Axit hyaluronic

(100)
Tìm hiểu chungAxit hyaluronic dùng để làm gì?Axit hyaluronic là chất có sẵn trong cơ thể, được tìm thấy ở nồng độ cao nhất trong chất lỏng ở mắt và khớp. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN