Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ (Phần 1)

(4.15) - 26 đánh giá

Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ được xem là một thách thức lớn với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có khả năng hồi phục nếu kiên trì và tập luyện đúng hướng.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, não bộ của chúng ta rất kiên cường và có khả năng thích nghi cao sau đột quỵ. Điều này có nghĩa là sự phục hồi sau đột quỵ ngày càng khả quan hơn so với những gì ta suy nghĩ trước đây. Vậy làm thế nào để phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ hiệu quả? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Đặc điểm của quá trình phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ

Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ cần có sự tham gia của nhóm phục hồi chức năng, đặc biệt là chuyên viên vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập vận động thô (các cử động đơn giản của cánh tay), bài tập mạnh các nhóm cơ và các bài tập ngăn ngừa co rút cơ. Chuyên viên hoạt động trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập vận động tinh (các cử động tinh tế, điều hợp của cánh tay, bàn tay).

Xu hướng trong điều trị bàn tay cho người sau đột quỵ hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam là các bài tập tác vụ. Bài tập tác vụ được hiểu là việc khuyến khích bệnh nhân sử dụng cánh tay bị yếu trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Bài tập tác vụ bao gồm các bài tập hướng đến chức năng của bàn tay sao cho cánh tay liệt phải hoạt động trở lại, từ các vận động đơn giản cho đến các cử động phức tạp.

Bài tập trên đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng rất nhiều của bệnh nhân. Chuyên viên hoạt động trị liệu có vai trò hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện các cử động phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đồng thời, họ cũng đưa ra các giải pháp giúp cho việc thực hiện các cử động trở nên dễ dàng hơn.

Bài tập duỗi cánh tay sau cơn đột quỵ

Bài tập duỗi cánh tay sẽ hỗ trợ một phần trong quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân. Thường xuyên luyện tập duỗi cánh tay sẽ giúp cải thiện tình trạng co cứng đáng kể sau đột quỵ.

Bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập duỗi thích hợp dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Một trong số đó sẽ là các bài tập dùng cánh tay cử động được để di chuyển cách tay liệt. Đây là dạng bài tập thụ động, giúp hạn chế tình trạng co rút cơ của cánh tay bị liệt.

Bạn có thể sử dụng bên tay cử động được để vuốt giãn các ngón tay bên bị liệt.

Dưới đây là một số hướng dẫn chung:

  • Duỗi cánh tay liệt tối đa ít nhất 3 lần một ngày;
  • Nhẹ nhàng kéo căng các cơ, nhất là ở những điểm không thoải mái;
  • Sau đó, giữ nguyên cánh tay trong ít nhất 60 giây.

Liệu pháp luyện tập cưỡng bức

Liệu pháp luyện tập cưỡng bức hay còn gọi kỹ thuật vận động cưỡng bức tay bên liệt (Constraint-induced movement therapy-CIMT) được thiết kế với mục đích ép buộc bên cánh tay bị liệt hoạt động hết khả năng. Liệu pháp này sẽ giúp kích thích và tác động đáng kể đến các tế bào thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này giúp những người bị đột quỵ nhẹ đến vừa sử dụng được bên cánh tay liệt. Quá trình này cần ít nhất 2 năm để có mang lại hiệu quả. Bạn cần hạn chế sử dụng tay bên không bị liệt và để cho cánh tay liệt hoạt động tối đa 6 giờ một ngày.

Đây là những gợi ý về các hoạt động bạn nên cố gắng thực hiện hàng ngày:

Đặt các ngón tay bên cánh tay bị liệt xung quanh một cánh cửa tủ, ngăn kéo có tay cầm. Mở và đóng cửa hoặc ngăn kéo.

Mang những vật nhẹ bằng phần trên và dưới của cánh tay bị liệt.

Lấy đồ ra khỏi máy sấy, bỏ chúng trong một chiếc túi nhỏ và cầm theo người.

Mang túi bằng tay liệt và đi lại. Bắt đầu bằng cách đặt một vật gì đó nhẹ vào trong túi.

Đặt một bánh xà phòng lên trên bàn tay rồi di chuyển.

Đặt một ống kem đánh răng trên lòng bàn tay bị liệt. Cố gắng dùng tay bị liệt nặn kem khi đánh răng.

Dùng tay liệt để bật, tắt công tắc.

Việc thiết lập mục tiêu phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trong hơn cả, bạn cần sự nỗ lực và kiên trì thực hiện mỗi ngày theo chỉ dẫn của nhà vật lý và những gợi ý trên về các bài tập tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể lấy lại chức năng cánh tay đã bị liệt và vui sống mỗi ngày.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Giảm áp

    (82)
    Tìm hiểu chungBệnh giảm áp là gì?Bệnh giảm áp là một loại chấn thương xảy ra khi áp lực xung quanh cơ thể giảm nhanh đột ngột.Bệnh thường xảy ra ở ... [xem thêm]

    Cù lét để chọc bé cười: nên hay không?

    (71)
    Tuy cù lét là một trong những hình thức vui đùa khá phổ biến của bố mẹ với con cái nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của con.Mọi ... [xem thêm]

    Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không muốn đi học

    (35)
    Vì sao trẻ không muốn đi học? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Muốn biết câu trả lời, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ... [xem thêm]

    Làm thế nào chống lại mệt mỏi khi mắc bệnh ung thư vú?

    (36)
    Mệt mỏi là tình trạng mà những người bệnh thường xuyên gặp phải. Đây là một triệu chứng không đặc hiệu và người bệnh thường than phiền rằng họ ... [xem thêm]

    [Giải đáp thắc mắc] Bạn ăn chua nhiều có tốt không?

    (92)
    Nếu là người thích ăn chua, bạn sẽ luôn tấm tắc khen những món khoái khẩu như xoài lắc, cóc ngâm, me đường, củ kiệu muối… Thậm chí, nhiều người còn ... [xem thêm]

    Bạn đã sử dụng chỉ nha khoa đúng cách?

    (80)
    Chỉ nha khoa là vật dụng trong ngành nha khoa giúp lấy thức ăn thừa và quét sạch các mảng bám trong kẽ răng. Chỉ nha khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng ... [xem thêm]

    Bạn cần biết gì khi cho trẻ 4-5 tuổi ăn?

    (70)
    Dinh dưỡng đầy đủ là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh mà con bạn cần hướng tới. Các cửa hàng thức ăn nhanh có thể rất hấp dẫn nhờ chi ... [xem thêm]

    Những cảnh báo không nên bỏ qua khi uống trà đen trong thai kỳ

    (33)
    Ở Việt Nam, trà vốn dĩ là một thức uống quen thuộc đối với tất cả mọi người. Ngoài trà xanh, trà đen cũng là một sự lựa chọn được nhiều người ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN