5 nhóm thực phẩm dành cho người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

(4.03) - 37 đánh giá

Dù là một căn bệnh tự miễn và không có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu bạn biết người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì thì các triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, hay gọi ngắn gọn là xuất huyết giảm tiểu cầu, là một bệnh tự miễn xảy ra khi cơ thể tự sinh ra kháng thể để tiêu diệt các tế bào tiểu cầu trong máu. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh nên thay đổi lối sống để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Trong đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Việc “người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?” dù không ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng tiểu cầu nhưng sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và làm cho bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Hãy cùng tìm hiểu những nhóm thực phẩm giúp làm tăng số lượng tế bào tiểu cầu một cách tự nhiên cũng như các thực phẩm nên tránh qua bài viết sau đây nhé!

Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Nhìn chung, thực phẩm tốt cho người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là những thực phẩm chưa qua chế biến và đóng gói. Các đồ ăn chưa qua tinh chế, chế biến sẵn sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn, bao gồm:

  • Trái cây tươi
  • Rau củ (đặc biệt là những loại rau lá xanh)
  • Thịt gia cầm được loại bỏ da, như ức gà
  • Các cá béo, chẳng hạn như cá hồi
  • Chất béo tốt cho sức khỏe, như quả bơ hay dầu ô liu
  • Hạt lanh
  • Các loại hạt và bơ đậu phộng (với lượng nhỏ)
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên cám
  • Trứng
  • Các sản phẩm sữa ít béo (không nên ăn quá nhiều)

Nếu có thể, bạn nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ vì chúng có dư lượng thuốc trừ sâu thấp hơn các sản phẩm không hữu cơ tương ứng. Tuy nhiên, giá thành của những sản phẩm hữu cơ thường nhỉnh hơn một chút.

Trường hợp bạn không có khả năng mua tất cả những thực phẩm hữu cơ, hãy tránh dùng các loại trái cây và rau quả thường có dư lượng thuốc trừ sâu cao, chẳng hạn như dâu tây, táo, lê, rau chân vịt.

Thực phẩm giàu folate

Folate là một vitamin nhóm B cần thiết, giúp cho các tế bào máu khỏe mạnh. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), người trưởng thành cần ít nhất 400mcg folate mỗi ngày và phụ nữ mang thai cần đến 600mcg/ngày.

Thực phẩm có chứa folate hay axit folic bao gồm:

  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt và cải brussel
  • Gan bò
  • Đậu mắt đen (black-eyed peas) hay còn gọi là đậu trắng
  • Ngũ cốc ăn sáng

Bạn cần lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều axit folic từ các thực phẩm chức năng vì có thể can thiệp vào chức năng của vitamin B12. Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm giàu folate lại không gây ra các vấn đề nghiêm trọng nào.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Thiếu hụt vitamin B12 cũng góp phần gây giảm lượng tế bào tiểu cầu trong máu.

Theo NIH, người trên 14 tuổi cần 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày và phụ nữ có thai hay đang cho con bú cần 2,8mcg/ngày.

Vitamin B12 thường có trong các sản phẩm từ động vật, gồm:

  • Thịt bò và gan bò
  • Trứng
  • Cá, bao gồm cá hồi vân, cá hồi và cá ngừ
Những thực phẩm giàu vitamin B12 có thể giúp cải thiện số lượng tế bào tiểu cầu trong máu

Các sản phẩm từ sữa cũng chứa vitamin B12 nhưng một số nghiên cứu lại cho thấy sữa bò có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tiểu cầu.

Người ăn chay vẫn có khả năng bổ sung vitamin B12 từ:

  • Ngũ cốc
  • Các sản phẩm thay thế sữa động vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành
  • Thực phẩm chức năng

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, cũng như giúp tiểu cầu hoạt động chính xác và tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Sắt cũng là một khoáng chất cần thiết cho tiểu cầu.

Có rất nhiều loại rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin C, bao gồm:

  • Bông cải xanh
  • Cải Brussel
  • Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi
  • Trái kiwi
  • Ớt chuông
  • Dâu tây

Lưu ý, nhiệt độ cao sẽ làm vitamin C bị phân hủy. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C không qua chế biến.

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu và sức khỏe của xương khớp. Một khảo sát cho thấy 26,98% người dùng vitamin K đã có sự cải thiện về số lượng tiểu cầu và các triệu chứng chảy máu.

Lượng vitamin K đủ cho một người trưởng thành trên 19 tuổi đối với nam là 120mcg còn ở nữ là 90mcg/ngày.

Các thực phẩm giàu vitamin K gồm có:

  • Natto (đậu nành lên men, một món ăn truyền thống ở Nhật Bản)
  • Rau lá xanh như cải rổ, củ cải, rau chân vịt và cải xoăn
  • Bông cải xanh
  • Đậu nành và dầu đậu nành
  • Bí ngô

Thực phẩm giàu sắt

Sắt góp phần tạo nên những tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Một nghiên cứu thực hiện ở trẻ tập đi và thanh thiếu niên bị thiếu máu do thiếu sắt cho thấy sắt có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người mắc bệnh này.

Theo NIH, nam giới trên 18 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi cần 8mg sắt mỗi ngày, nữ giới ở độ tuổi từ 19-50 thì cần khoảng 18mg sắt/ngày. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ cần đến 27mg sắt mỗi ngày.

Những thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến là:

  • Hàu
  • Gan bò
  • Đậu trắng và đậu thận
  • Sô cô la đen
  • Đậu lăng
  • Đậu hũ

Khi ăn các thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ thực vật như đậu, đậu lăng và đậu hũ chung với thực phẩm giàu vitamin C sẽ làm tăng tỷ lệ hấp thụ các chất này. Lưu ý, tránh ăn thực phẩm giàu canxi hay uống thực phẩm chức năng bổ sung canxi cùng lúc với các nguồn cung cấp sắt.

Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu kiêng ăn gì?

Bạn cũng cần biết những thực phẩm có thể khiến cho các triệu chứng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu trở nên nặng hơn để tránh tiêu thụ chúng.

Hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để nắm rõ về các thực phẩm cần tránh liên quan đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào khác. Ví dụ về các thực phẩm người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên tránh là:

  • Thịt đỏ
  • Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm sữa
  • Dầu không có nguồn gốc từ thực vật
  • Trái cây có tác dụng làm loãng máu tự nhiên như cà chua, quả mọng
  • Thức ăn nhanh
  • Thực phẩm được chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
  • Tỏi và hành tây (cũng có tác dụng làm loãng máu)

Bên cạnh đồ ăn, thức uống cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Nước lọc vẫn luôn là lựa chọn tốt nhất để cung cấp nước cho cơ thể. Nếu muốn uống cà phê hay rượu khi đang mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần cẩn thận và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Đối với ảnh hưởng của cà phê trên bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu năm 2008 phát hiện ra nhóm chất axit phenolic trong cà phê gây ra tác động chống lại tiểu cầu. Mặc dù axit phenolic chưa chắc đã làm giảm số lượng tiểu cầu hiện có nhưng có khả năng làm giảm đáng kể chức năng của tế bào máu này. Do đó, người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu uống cà phê có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn.

Việc sử dụng rượu ở những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu cũng gây ra rất nhiều tranh cãi do rượu là một chất làm loãng máu tự nhiên. Đồng thời, các triệu chứng khác của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cũng trở nặng khi uống rượu, bao gồm mất ngủ, mệt mỏi và trầm cảm. Thỉnh thoảng, nếu bạn uống một ly rượu vang có thể không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước đó.

Các thực phẩm chức năng giúp làm tăng lượng tiểu cầu

Một vài nghiên cứu đã cho thấy một số thực phẩm chức năng có thể làm tăng số lượng tế bào tiểu cầu, ví dụ như:

Chlorophyll

Chlorophyll chính là diệp lục tố (sắc tố có màu xanh lá) trong thực vật. Hoạt chất này có thể làm giảm bớt một vài triệu chứng do lượng tiểu cầu thấp gây ra nhưng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế.

Trong một khảo sát cho thấy có 19% người dùng đã tăng được số lượng tiểu cầu trong máu và 33% người dùng cho biết triệu chứng chảy máu được cải thiện sau khi sử dụng thực phẩm bổ sung giàu cholorophyll có nguồn gốc từ tảo, chlorella.

Chiết xuất lá đu đủ

Khi tiến hành nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học nhận thấy chiết xuất từ lá đu đủ sẽ làm tăng đáng kể số lượng tiểu cầu và hồng cầu khi so sánh với những con chuột bình thường. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhất là thử nghiệm trên người để có thể xác nhận chắc chắn hiệu quả của dịch chiết lá đu đủ.

Melatonin

Melatonin là một hormone có vai trò điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy có mối liên hệ giữa melatonin và số lượng tiểu cầu. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai để đánh giá mức độ hiệu quả của nó trên những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu.

Do đó cố gắng giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe nói chung. Đặc biệt khi tìm hiểu người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các thực phẩm có lợi cho các tế bào máu. Nếu số lượng tế bào tiểu cầu giảm quá thấp, bạn sẽ cần phải được điều trị y tế để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua

(59)
Các triệu chứng sỏi thận thường rất giống với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ ... [xem thêm]

Tiết lộ sự thật về các loại thức ăn nhanh nổi tiếng

(56)
Mặc dù rất tiện lợi và ngon miệng, nhưng sự thật về các loại thức ăn nhanh có thể khiến bạn phải ngưng gọi một số món ăn yêu thích để bảo vệ sức ... [xem thêm]

10 công việc khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm

(53)
Bạn thấy mình rất dễ căng thẳng và cáu gắt? Rất có thể công việc hiện tại chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm đấy! Hàng năm, có ... [xem thêm]

Nước ngọt không đường vẫn chưa đủ an toàn

(31)
Mọi người đều biết việc uống nước ngọt (hay còn gọi là soda, nước giải khát có gas) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì thức uống này chứa rất ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

(51)
Tìm hiểu bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, bạn không những điều trị tốt hơn mà còn có thể chủ động ngăn bệnh tiến triển và phòng nhiều biến ... [xem thêm]

Hàm lượng tinh bột bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe?

(61)
Những thực phẩm quen thuộc bạn ăn hằng ngày thường chứa rất nhiều tinh bột và chất béo (ví dụ như mì ống và phô mai) khiến cho mọi người băn khoăn ... [xem thêm]

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

(28)
Bài thuốc dùng mật ong trị nhiệt miệng khá phổ biến và được nhiều người áp dụng. Vậy bạn đã biết cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong tại nhà?Nhiệt ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về phương pháp cắt bỏ tuyến vú dự phòng

(59)
Nếu bạn biết rằng mình đang có nguy cơ bị ung thư vú thì chắc chắn bạn sẽ muốn biết làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này và cắt bỏ tuyến vú dự ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN