Phụ nữ cho con bú uống trà xanh có ảnh hưởng gì không?

(3.74) - 90 đánh giá

Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, phụ nữ cho con bú uống trà xanh có được không? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

Để khởi đầu một ngày mới, một tách trà xanh nhâm nhi là điều không thể thiếu với một số người. Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe vì có nhiều chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú thì bạn nên cẩn thận với việc uống trà xanh.

Cho con bú, uống trà xanh có được không?

Nếu bạn uống trà xanh ở mức độ vừa phải thì không gây ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại trà xanh nguyên chất, không có chứa các thành phần khác như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, hương liệu…

Nên uống bao nhiêu trà xanh mỗi ngày?

Chỉ hai ly trà xanh mỗi ngày, mỗi ly khoảng 250ml. Trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nhưng cũng có chứa caffeine. Mỗi tách trà 250ml chứa khoảng 29mg caffeine. Mỗi ngày bạn không được tiêu thụ quá 300mg caffeine.

Nếu hấp thụ quá nhiều caffeine từ các loại thực phẩm như chocolate, cà phê, soda… thì bạn phải điều chỉnh lượng trà xanh mà mình uống sao cho tổng lượng caffeine mà bạn hấp thụ mỗi ngày không vượt quá giới hạn cho phép.

Chuyện gì xảy ra nếu uống quá nhiều trà xanh?

Nếu bạn uống quá nhiều trà xanh sẽ khiến cho lượng caffeine bị dư thừa. Và lượng caffeine này sẽ chuyển vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến bé. Một số triệu chứng thường gặp:

  • Cáu kỉnh và quấy khóc
  • Đi cầu thường xuyên
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ và ngủ không ngon
  • Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh (Colic)

Lượng caffeine được chuyển vào sữa mẹ không nhiều. Tuy nhiên, có một số bé lại rất nhạy cảm với caffeine. Vì vậy, bạn hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có gì bất thường hay không nhé.

Trà xanh có làm giảm lượng sữa mẹ hay không?

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng trà xanh làm giảm lượng sữa mẹ hoặc làm mất sữa. Tuy nhiên, chất tannin trong trà xanh có thể làm trở ngại việc hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này xảy ra đối với những thực phẩm cung cấp chất sắt có nguồn gốc thực vật như rau có màu xanh đậm, bí ngô, khoai tây… Tuy nhiên, đối với những thực phẩm cung cấp sắt có nguồn gốc từ động vật như gan, thịt bò, trứng, hải sản, sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Để an toàn, bạn nên uống trà xanh cách xa bữa ăn, khoảng 3 – 4 giờ sau khi dùng bữa.

Theanine trong trà xanh có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những tác động của theanine đối với việc cho con bú. Theanine là một loại axít amin được tìm thấy trong lá trà xanh.

Bột trà xanh có an toàn với phụ nữ cho con bú?

Câu trả lời là “có”. Đây là một loại trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc và loại trà này thường có lượng caffeine cao gấp 3 lần trà xanh thông thường. Một tách trà xanh matcha (237ml) chứa khoảng 77mg caffeine.

Có nên uống trà xanh khử caffeine?

Bạn có thể dùng loại trà này. Trong quá trình chế biến, trà xanh đã được loại bỏ một lượng lớn caffeine nhưng vẫn còn một chút. Mỗi tách trà xanh khử caffeine chứa khoảng 2 – 5mg caffeine. Hàm lượng caffeine bị loại bỏ nhiều hay ít phụ thuộc vào nhà sản xuất. Vì vậy, trước khi quyết định chọn mua trà xanh, bạn hãy đọc kỹ những thông tin được ghi trên bao bì để biết chính xác hàm lượng caffeine trong sản phẩm là bao nhiêu để điều chỉnh lượng trà xanh dùng mỗi ngày.

Thực phẩm chức năng chiết xuất từ trà xanh

Tốt nhất, bạn không nên dùng những sản phẩm này vì chúng thường chứa nhiều caffeine hơn 2 tách trà. Viên uống trà xanh thường chứa một lượng caffeine vừa phải, nhưng vẫn có thể vượt qua ngưỡng an toàn. Do đó, bạn hãy xem kỹ thông tin trên bao bì để biết chính xác mỗi viên chứa bao nhiêu caffeine.

Trà xanh là một thức uống được rất nhiều phụ nữ yêu thích. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn vẫn có thể dùng thức uống này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống hai ly mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Sau khi sinh con, nếu muốn lấy lại vóc dáng như ban đầu, bạn có thể tham khảo thêm bài Cách sử dụng trà xanh để giảm cân hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

(33)
Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp. ... [xem thêm]

Mặt nạ ánh sáng sinh học: Xu hướng điều trị mụn năm 2019

(74)
Nhiều năm qua, việc ứng dụng laser để điều trị da liễu, thẩm mỹ nội khoa đã không còn lạ lẫm và được coi là một trong những công nghệ tiên tiến của ... [xem thêm]

10 cách thải độc cơ thể đơn giản bạn có thể áp dụng ngay

(42)
Bạn có thể đang gặp phải những dấu hiệu cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố như mất ngủ, hơi thở có mùi, mệt mỏi, uể oải, ốm vặt… Đây chính là ... [xem thêm]

Trị mụn bọc hiệu quả với 6 lời khuyên chuyên gia mách bạn

(53)
Mụn bọc luôn là nỗi ám ảnh mà nhiều người không muốn gặp phải. Vì thế, mỗi khi chúng xuất hiện, bạn rất khổ sở và đau đầu đi tìm giải pháp và ... [xem thêm]

Tập luyện sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(77)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

Bà bầu nên làm gì khi bị quầng thâm dưới mắt?

(75)
Bị quầng thâm dưới mắt là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù không gây ảnh hưởng gì đến sức ... [xem thêm]

Cách tính lượng protein cần nạp cho người vận động

(47)
Việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như bị táo bón và tiêu chảy, phụ nữ có thể bị xáo trộn chu kỳ ... [xem thêm]

Mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh cần lưu ý điều gì?

(92)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 30% trong số 13.000 mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Nếu không cẩn thận, thai nhi có thể bị dị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN