Có bầu sơn móng tay được không: Nên hay không nên?

(3.6) - 90 đánh giá

Liệu có bầu sơn móng tay có được không? Thực tế, trong thời gian mang thai, mẹ vẫn có thể tự làm đẹp và chăm sóc bản thân nhưng cần cẩn thận khi sơn móng tay bởi rất nhiều lý do.

Trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần kiêng cữ rất nhiều thứ, trong đó có bầu sơn móng tay có được không là thắc mắc rất phổ biến. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này, hãy cùng Chúng tôi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp.

Có bầu sơn móng tay được không?

Chưa có nhiều nghiên cứu về việc có được sơn móng tay khi mang thai hay không. Thực tế, bà bầu vẫn có thể làm móng và sơn móng tay nhưng cần hiểu rõ về những mối nguy hại tiềm ẩn, chẳng hạn như các hóa chất độc hại có trong sơn móng tay và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng về da.

Các sản phẩm sơn móng tay có chứa acrylic không được xem là tuyệt đối an toàn với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các salon sử dụng một số hóa chất khá mạnh để tẩy rửa bề mặt móng và mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm này. Thêm vào đó, khi sử dụng những dụng cụ làm móng không được khử trùng, mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng da hoặc móng tay.

Các bệnh nhiễm trùng da có thể mắc phải khi sơn móng tay

Có bầu sơn móng tay được không? Mẹ vẫn có thể sơn nhưng cần lưu ý nguy cơ có thể mắc phải các bệnh nhiễm trùng da. Các bệnh này có thể biểu hiện ngay lập tức hoặc có thể xuất hiện sau vài tuần hoặc vài tháng sử dụng:

  • Viêm quanh móng: Tình trạng này đi kèm các triệu chứng như sưng, đỏ hoặc nóng xung quanh móng tay hoặc móng chân. Để điều trị, bạn có thể uống thuốc kháng sinh hoặc nếu có tụ mủ quanh móng, bác sĩ có thể rạch ra để điều trị. Bạn nhất thiết phải đến bác sĩ và khai rõ tình trạng mang thai của mình để được chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
  • Nhiễm nấm: Có thể làm móng tay có màu vàng. Khi nhiễm nấm, có thể khiến móng tay bị bong ra. Bạn có thể điều trị nấm móng tay bằng thuốc dạng uống hoặc thoa
  • Nhiễm virus: Dấu hiệu là xuất hiện mụn cóc và cả các vết chai ở chân. Khi bị mụn cóc, vùng da bị mụn cóc sẽ xơ chai và hình thành các mô xơ. Bạn có thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài da.

Có bầu sơn móng tay được không? Cẩn thận với hóa chất

Hầu hết các sản phẩm làm móng, đánh bóng, tẩy sơn có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có mùi khó chịu, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ khiến mẹ gặp những biến chứng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi:

  • Toluene: Hóa chất này có trong xăng, có thể gây chóng mặt và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  • Formaldehyde: Chất gây ung thư và được sử dụng để bảo quản vật chết. Mẹ bầu nên tránh hít phải và tiếp xúc với da
  • Dibutyl phthalate (DBP): Chất này được xếp vào nhóm hóa chất có mức độ nguy hiểm cao vì ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản, đặc biệt ở nam giới. Bên cạnh đó, DBP còn có thể gây ra các vấn đề nội tạng và phá vỡ hệ thống nội tiết. Hóa chất này bị cấm ở châu Âu nhưng ở Việt Nam vẫn được sử dụng.

Lưu ý cho mẹ bầu khi sơn móng tay

Có bầu sơn móng tay được không? Bạn vẫn có thể chăm sóc cho bản thân trong quá trình mang thai nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Ghé thăm salon trước khi làm để quan sát cách họ làm sạch móng tay và móng chân, dụng cụ có được tiệt trùng cẩn thận không
  • Đừng e ngại hỏi nhân viên salon về quy trình vệ sinh nếu cảm thấy nghi ngờ. Hấp các dụng cụ làm móng trước khi sử dụng là phương pháp tối ưu để khử trùng. Nếu họ chỉ rửa qua nước hoặc chỉ lau qua bằng nước chanh, bạn nên tránh làm. Tốt nhất, bạn nên hấp, luộc bộ dụng cụ của mình ở nhà rồi mang ra tiệm để người thợ thao tác
  • Ngồi gần cửa sổ hoặc quạt khi sơn móng tay để hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể. Nếu bạn đang có bất cứ vết cắt, vết rách, vết trầy xước hay vết thương hở khác trên chân tay, hãy tránh làm móng cho đến khi vết thương lành
  • Nếu sơn móng, khi làm các món trộn hoặc cuốn, bạn nên sử dụng bao tay để tránh lớp sơn tróc ra và dính vào thức ăn.
  • Chọn những loại sơn móng tay được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên để đảm bảo sức khỏe.

Nhiều người lo ngại về việc làm móng tay trong 3 tháng đầu mang thai vì sợ hóa chất dễ mang lại tác động xấu cho thai kỳ. Tuy nhiên, làm móng chân có thể giúp bạn giảm nhức chân, tăng tuần hoàn và giảm sưng khi mang thai những tháng cuối. Vì thế, bạn không cần phải kiêng dè điều này. Tuy vậy, mẹ bầu phải thận trọng trong khâu vệ sinh và cân nhắc những điều nên và không nên được đề cập ở trên nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ đi phân nhầy

(10)
Hệ tiêu hóa của trẻ thường non yếu và bé rất dễ mắc những vấn đề sức khỏe liên quan, một trong số đó là tình trạng trẻ đi phân nhầy.Trắc nghiệm: ... [xem thêm]

Bạn biết gì về các xét nghiệm tầm soát ung thư xương?

(14)
Trong tầm soát ung thư xương, các triệu chứng, khám thực thể, kết quả các chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán ... [xem thêm]

Nhận biết đau đầu do viêm xoang và cách giảm nhẹ

(56)
Khi xoang bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau, chất nhầy không thoát ra ngoài được và làm tăng áp lực ra xung quanh. Khi đó, người bệnh có thể cảm ... [xem thêm]

Bệnh ho: Phân biệt ho gà với các kiểu ho thông thường khác

(90)
Ho là cách cơ thể loại bỏ các loại tạp chất, vi khuẩn gây kích ứng. Khi có một dị vật, vi khuẩn hoặc tạp chất nào đó kích thích cổ họng hay đường ... [xem thêm]

Giúp bé leo cầu thang an toàn theo từng độ tuổi

(19)
Dù ở độ tuổi nào, bé đều tò mò, khám phá những đồ vật trong nhà, đặc biệt là cầu thang. Bạn có thể dạy bé leo cầu thang qua những giai đoạn khác ... [xem thêm]

Phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương

(95)
Thoái hóa khớp gối và loãng xương đều là hai dạng bệnh phổ biến mà hầu hết những người lớn tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Bạn nên tìm hiểu kỹ về ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hiện tượng mẹ bầu nhiễm chấy khi mang thai

(93)
Nhiễm chấy khi mang thai không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu nếu không điều trị dứt điểm.Nhiễm chấy khi mang thai là ... [xem thêm]

Chế độ ăn low-carb có phù hợp với tôi không?

(37)
Chế độ ăn low-carb là gì? Thực phẩm có lượng calo từ protein, chất béo và carbohydrate. Hầu hết lượng calo bạn có được là từ carbohydrate và các chất béo. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN