Phòng ngừa ngộ độc khi mang thai do nhiễm chéo trong thực phẩm

(4.34) - 29 đánh giá

Ngộ độc khi mang thai là do mẹ bầu ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố dễ dàng lây nhiễm chéo trong thực phẩm và gây ra tình trạng trên.

Bệnh không nghiêm trọng và thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần đến điều trị. Tuy nhiên, đối với những người đang mang thai, tình trạng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được phòng ngừa và chăm sóc đúng cách.

Lây nhiễm chéo trong thực phẩm là gì?

Sự lây nhiễm chéo là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Nó xảy ra khi vi sinh vật gây bệnh lây từ một thực phẩm này (thường là thực phẩm sống) sang một thực phẩm khác. Vi sinh vật lây lan trực tiếp, khi một thực phẩm này chạm vào hoặc chảy nước vào thực phẩm kia. Vi trùng cũng có thể lây vào thực phẩm của bạn một cách gián tiếp, từ tay, dụng cụ nhà bếp, bề mặt nấu ăn, đồ mở hộp, dao và các loại đồ dùng khác.

Một số cách ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo trong thực phẩm

  • Làm sạch bề mặt dụng cụ làm bếp bằng nước nóng, xà phòng trước khi bắt đầu sơ chế thức ăn như thịt gia súc hoặc thịt gia cầm sống. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc xịt sát khuẩn và lau với vải sạch ẩm.
  • Lau dọn ngay những vết thức ăn tràn ra ngoài trong khi nấu;
  • Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào thức ăn sống để tránh lây sang thức ăn khác;
  • Phân loại chỗ bảo quản các loại thịt sống và thức ăn chín. Bạn nên cho trái cây và salad vào một ngăn chứa riêng;
  • Sử dụng các tấm thớt riêng cho thực phẩm sống và thức ăn chín;
  • Sau khi sử dụng dao và các dụng cụ khác để chế biến thực phẩm thô, hãy rửa kỹ bằng nước nóng, xà phòng;
  • Lưu trữ thịt sống trong các thùng chứa để tránh nhỏ nước vào các loại thực phẩm khác;
  • Giặt khăn lau chén đĩa thường xuyên và dùng khăn tay riêng để lau khô tay;
  • Giặt hoặc thay các loại khăn nhà bếp, miếng rửa chén thường xuyên vì chúng là nơi trú ẩn và là ổ sản sinh mầm bệnh.

Thức ăn ở nhà hàng hay thực phẩm ăn liền có an toàn cho mẹ bầu?

Nếu bạn muốn ăn ngoài hoặc đặt thức ăn nhanh, trước hết hãy kiểm tra các tiêu chuẩn vệ sinh ở nơi đó. Bạn nên tránh xa những quán ăn có đặc điểm sau đây:

  • Nhà vệ sinh, bồn rửa và bàn ăn không được vệ sinh sạch sẽ;
  • Bàn ăn, đồ sành sứ, dao kéo và ly tách bị bẩn;
  • Nhân viên thực hành vệ sinh không tốt, để tay bẩn hoặc móng tay dài, tạp dề bẩn hoặc tóc dài mà không buộc lại;
  • Thùng rác đầy tràn ra ngoài hoặc xả rác không đúng nơi quy định. Chúng có thể thu hút những con ruồi và là nguồn lây nhiễm mầm bệnh;
  • Thực phẩm sống ngay bên cạnh thực phẩm chín hoặc sử dụng chung dụng cụ cho cả hai;
  • Thực phẩm có nhãn ngày sử dụng bị quá hạn;
  • Trong thức ăn có tóc, côn trùng hoặc những thứ khác mà vốn dĩ chúng không thể có;
  • Thức ăn chưa nấu chín kỹ.

Việc trang bị kiến thức về vấn đề an toàn thực phẩm trong giai đoạn thai kỳ là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cũng như giúp bạn có những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sự thật thú vị về hắt hơi

(60)
Hắt hơi (nhảy mũi) là một hoạt động phản xạ được thực hiện bởi hệ thống thần kinh để bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn. Não bộ gửi các tín ... [xem thêm]

Công thức cho một bữa ăn lành mạnh khi mắc bệnh tiểu đường

(29)
Việc lên kế hoạch bữa ăn cho người bệnh tiểu đường không những giúp bạn nâng cao sức khỏe, mà còn có thể phòng ngừa các biến chứng như bệnh tim mạch ... [xem thêm]

Cách để cha mẹ hình thành thói quen tốt cho con trẻ

(81)
Phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành thói quen tốt cho con trẻ do tất cả những gì chúng học được đều quan sát từ bố mẹ.Các bậc cha ... [xem thêm]

Những điều mẹ nên chú ý khi mang thai lần 2

(38)
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ thoải mái và dễ chịu hơn, nhưng thực chất ngược lại. Lần thai kỳ kế tiếp sẽ mệt mỏi và đau nhức hơn. Lần ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?

(55)
Tuy bệnh lupus ban đỏ không thường xuyên xảy ra ở trẻ em, nhưng việc hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về căn bệnh này và biết ... [xem thêm]

Bạn phát hiện tinh dịch có máu?

(77)
Khi tinh dịch có máu, chắc hẳn đấng mày râu nào cũng sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. ... [xem thêm]

Cách sử dụng tinh dầu khi mang thai cho đúng

(61)
Trong thời gian mang thai, bạn phải luôn tạo cho mình cảm giác thoải mái, bình tĩnh và không lo âu. Để làm được điều này, không có cách nào tốt hơn là sử ... [xem thêm]

Tìm hiểu về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

(23)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN