Phẫu thuật có phải là cách điều trị ung thư phổi hiệu quả?

(3.71) - 74 đánh giá

Phẫu thuật là một trong những cách điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu hiệu quả. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn rất nhiều phương thức phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng khối u trong phổi.

Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định những cách điều trị ung thư phổi phù hợp với tình trạng bệnh. Ung thư phổi xuất hiện khi các tế bào bất thường phát triển và phân chia trong phổi. Mặc dù các tế bào ung thư hình thành ở phổi, chúng có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Bạn có thể lựa chọn nhiều cách điều trị ung thư phổi khác nhau bao gồm hóa trị/xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư, liệu pháp miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật tùy vào kích thước, vị trí khối u trong phổi và dự đoán liệu chúng có lan sang vị trí khác hay không.

Phẫu thuật giúp loại bỏ khối u khỏi cơ thể, thường dùng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu. Nếu bác sĩ đánh giá thấy phẫu thuật là cách điều trị ung thư phổi tốt nhất, bạn nên tham khảo một vài thủ thuật được đề cập dưới đây.

Cắt bỏ thùy phổi

Hai lá phổi có tổng cộng 5 thùy, với 3 thùy ở phổi phải và 2 thùy bên phổi trái. Tế bào ung thư có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của phổi. Nếu khối u nằm ở một hay nhiều thùy, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bớt thùy phổi chứa tế bào ung thư.

Cắt bỏ phổi

Đôi khi, điều trị ung thư phổi đòi hỏi phải loại bỏ toàn bộ phần phổi bị tổn thương. Trường hợp tế bào ung thư phát triển ở cả 3 thùy phải hoặc 2 thùy trái, phẫu thuật cắt bỏ phổi là cần thiết, giúp loại bỏ tế bào ung thư khỏi cơ thể để chúng không tiếp tục phát triển hoặc lan rộng.

Tuy nhiên, phương pháp này không khuyến khích thực hiện ở tất cả người bệnh. Bạn cần phải trải qua những xét nghiệm phổi trước khi cắt bỏ hoàn toàn một bên phổi. Điều đó giúp bác sĩ chắc chắn rằng bạn còn đủ mô phổi khỏe mạnh đủ để duy trì sự trao đổi khí hàng ngày.

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ ở cạnh sườn, sau đó họ loại bỏ phổi sau khi tách mô và xương sườn.

Phẫu thuật cắt bỏ phổi là một cách điều trị ung thư phổi khá phức tạp. Bác sĩ chỉ đề nghị bạn tiến hành phẫu thuật này nếu bạn có cơ hội cao thuyên giảm tình trạng bệnh. Trường hợp ung thư phổi đã tiến triển hoặc di căn, phẫu thuật cắt bỏ phổi có thể không hữu ích.

Loại bỏ một phần phổi

Một lựa chọn khác là chỉ loại bỏ một phần mô bệnh ở phổi. Bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh tiến hành thủ thuật này khi khối u ở phổi nhỏ và không lan rộng ra khu vực xung quanh. Bạn có thể thực hiện phẫu thuật:

  • Cắt nêm: loại bỏ một mảnh mô phổi nhỏ từ một hoặc nhiều thùy.
  • Cắt một phần thùy phổi: loại bỏ một phần lớn hơn của mô phổi nhưng không loại bỏ toàn bộ thùy.
  • Cắt kiểu tay áo: phương pháp này thay thế cho phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phổi. Kiểu phẫu thuật này giúp bảo vệ phần còn lại của phổi bằng cách loại bỏ các khu vực ung thư, bao gồm các phần của phế quản hoặc đường dẫn khí.

Phẫu thuật có thể là một cách điều trị ung thư phổi hiệu quả nhưng bác sĩ vẫn yêu cầu bạn thực hiện hóa trị/xạ trị sau phẫu thuật. Điều này giúp phòng ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư siêu nhỏ, có nguy cơ lan đến các hạch bạch huyết.

Phẫu thuật ung thư phổi được thực hiện như thế nào?

Ngoài nhiều loại phẫu thuật để điều trị ung thư phổi còn có nhiều cách thức tiến hành phẫu thuật khác nhau.

Phẫu thuật mở (phẫu thuật lồng ngực)

Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường bên dưới núm vú vòng xung quanh lưng, dưới xương bả vai. Hình thức phẫu thuật này được sử dụng khi loại bỏ toàn bộ một bên phổi.

Phẫu thuật lồng ngực với hỗ trợ quay video

Đây là một loại phẫu thuật ít xâm lấn để loại bỏ tế bào ung thư mà không cần mở lồng ngực, thường dùng trong phẫu thuật cắt bỏ thùy hoặc một phần phổi. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tạo một vết mổ nhỏ rồi luồn một ống dài có đầu gắn camera vào trong lồng ngực. Khi đó, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật trong khi xem hình ảnh phổi được quay lại trên màn hình.

Phẫu thuật với hỗ trợ từ robot

Hình thức này cũng là một phẫu thuật ít xâm lấn khác giúp loại bỏ tế bào ung thư phổi. Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật thông qua một đơn vị điều khiển. Dụng cụ phẫu thuật được gắn vào cánh tay robot và một máy quay nhỏ cũng được đưa vào vết mổ. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bác sĩ điều khiển cánh tay robot thông qua một đơn vị điều khiển. Hình thức này có thể hỗ trợ trong trường hợp các khối u khó tiếp cận.

Rủi ro từ phẫu thuật ung thư phổi

Phẫu thuật điều trị ung thư phổi là một thủ thuật khá phức tạp, bạn có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để phục hồi tùy vào loại phẫu thuật sử dụng. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng mang lại một số rủi ro như:

  • Dị ứng với thuốc gây mê
  • Chảy máu (xuất huyết)
  • Hình thành cục máu đông
  • Nhiễm trùng
  • Viêm phổi

Bạn cần thảo luận tất cả những rủi ro có thể xảy ra với bác sĩ chuyên khoa khi quyết định tiến hành phẫu thuật. Một biến chứng lâu dài khác có khả năng xảy ra là khó thở với một số hoạt động nhất định, nhất là khi bạn bị các bệnh phổi cùng với ung thư phổi (như khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn tính).

Kết luận

Phẫu thuật là một cách điều trị ung thư phổi hiệu quả nhưng không được khuyến cáo cho tất cả mọi người. Phương pháp điều trị này có thể chữa khỏi ung thư phổi giai đoạn đầu (khi ung thư chưa di căn). Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật thành công, bác sĩ cũng đề nghị bạn trị liệu thêm bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mỡ bụng nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

(94)
“Bụng bia” không những ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn mang đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Vậy đâu là cách để giảm mỡ bụng hiệu quả?Nếu ... [xem thêm]

10 tác dụng của táo đỏ khiến bạn bất ngờ

(92)
Một quả táo đỏ tươi và thơm ngon là món ăn vặt lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng của táo đỏ không chỉ bổ sung dưỡng chất, hỗ ... [xem thêm]

Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?

(52)
Ngay cả khi y học hiện đại đã có nhiều bước tiến mới, tác dụng kỳ diệu lá Xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ... [xem thêm]

Cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết

(48)
Khi bạn bị tai nạn gây ra bỏng, bạn cần biết cách sơ cứu khi bị bỏng ngay lúc đó để giảm cảm giác đau và tránh gây nhiễm trùng vết thương. Hầu hết ... [xem thêm]

4 mẹo chọn kem dưỡng vùng da quanh mắt

(41)
Có lẽ bạn đang nghĩ: đã dùng kem dưỡng ẩm cho da mặt thì sử dụng thêm kem dưỡng mí mắt và bọng mắt có vẻ không cần thiết. Vùng da quanh mắt sẽ biểu ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách sống chung với bệnh mù màu chưa?

(40)
Nhiều người nghĩ rằng, khi mắc bệnh mù màu, cuộc sống của họ sẽ đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số cách giúp bạn giải quyết các ... [xem thêm]

Các mũi tiêm phòng trước khi cưới bạn nên biết

(25)
Bạn đã lên kế hoạch chụp hình, đặt bàn tiệc và chuẩn bị mọi thứ cho ngày trọng đại của cuộc đời mình? Nếu bạn có ý định sinh con sớm thì đừng ... [xem thêm]

Viêm túi mật: Rủi ro thầm lặng không báo trước

(20)
Viêm túi mật thường gây ra do sỏi túi mật. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viêm túi mật hiếm gặp hơn như ung thư đường mật, giun chui ống mật. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN