Đu đủ là thảo dược gì?

(3.62) - 91 đánh giá

Tên thông thường: Đu đủ

Tên khoa học : Carica papaya

Tìm hiểu chung

Đu đủ dùng để làm gì?

Đu đủ được sử dụng để dự phòng và điều trị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh đường ruột, và an thần.

Bên cạnh đó, đu đủ được sử dụng điều trị đau dây thần kinh và phù voi. Phù voi là tình trạng các vùng cơ thể sưng to lớn, đó là triệu chứng của một rối loạn hiếm gặp của hệ thống bạch huyết gây ra bởi giun ký sinh.

Đu đủ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của đu đủ là gì?

Đu đủ chứa hai chất chính là papain và carpain.

  • Papain hoạt động như một chất làm mềm thịt, phân hủy protein, carbohydrate và chất béo. Tuy nhiên, papain bị thay đổi bởi các loại nước đường tiêu hóa, vì vậy một số người thắc mắc về việc liệu papain có hiệu quả như một loại thuốc khi uống hay không.
  • Carpain có thể giết được một số ký sinh trùng nhất định và carpain có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của đu đủ là gì?

Liều dùng của đu đủ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. đu đủ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của đu đủ là gì?

Đu đủ có các dạng viên nang.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng đu đủ?

Đu đủ có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở những người nhạy cảm. Nước đu đủ có thể là chất gây kích ứng nghiêm trọng và gây mụn trứng cá trên da.

Nước và hạt đu đủ không gây ra các phản ứng phụ khi uống, nhưng lá đu đủ dùng ở liều cao có thể gây kích ứng dạ dày.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng đu đủ bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của đu đủ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng đu đủ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của đu đủ như thế nào?

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đu đủ không an toàn khi uống trong thai kỳ. Không uống đu đủ nếu bạn đang mang thai. Có một số bằng chứng cho thấy papain chưa qua chế biến, một trong những chất hoá học có trong đu đủ, có thể gây tử vong cho bào thai hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh.

Không có đủ thông tin về độ an toàn khi sử dụng đu đủ trong thời gian cho con bú. Tốt nhất là bạn tránh dùng đu đủ với lượng nhiều hơn lượng thức ăn bình thường.

Phẫu thuật: Bạn nên ngừng sử dụng đu đủ 2 tuần trước khi giải phẫu vì đu đủ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Theo lý thuyết, dạng đu đủ này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.

Tương tác

Đu đủ có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đu đủ.

Những điều kiện sức khoẻ hoặc thuốc tương tác với đu đủ như:

  • Warfarin (Coumadin®). Warfarin (Coumadin®) được sử dụng để làm chậm đông máu. Đu đủ có thể làm tăng tác dụng của warfarin (Coumadin®), làm tăng nguy cơ thâm tím và chảy máu. Bạn nhớ kiểm tra máu thường xuyên. Có thể cần phải thay đổi liều của warfarin (Coumadin®).
  • Bệnh tiểu đường. Đu đủ đã lên men có thể làm giảm lượng đường trong máu. Những người bị đái tháo đường đang dùng thuốc giảm đường huyết nên chú ý đến lượng đường trong máu vì có thể cần phải điều chỉnh thuốc.
  • Lượng đường trong máu thấp

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dược liệu Ích mẫu có công dụng gì?

(51)
Tên thường gọi: Ích mẫu, ích mẫu thảoTên khác: Sung úy, chói đènTên khoa học: Leonurus artemisia (Lour.) S.Y.Hu, Leonurus heterophyllus Sw.Họ: Hoa môi (Lamiaceae)Tên ... [xem thêm]

Hương nhu là thảo dược gì?

(78)
Tên thông thường: Ajaka, Albahaca Santa, Bai Gkaprow, Baranda, Basilic Indien, Basilic Sacré, Basilic Sacré Pourpre, Basilic Saint, Brinda, Green Holy Basil, Hot Basil, Indian Basil, Kala ... [xem thêm]

Cây tần bì là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: cây tần bìTên khoa học: fraxinus ornusTìm hiểu chungCây tần bì dùng để làm gì?Tần bì là một loạn thảo dược, nhựa cây tần bì được sử ... [xem thêm]

Glutathione

(94)
Theo nghiên cứu lâm sàng, glutathione đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ tối ưu hóa hệ miễn dịch, tối đa hóa các chức năng chống lão hóa, đồng thời ... [xem thêm]

Dược liệu sài đất có công dụng gì?

(92)
Tên thường gọi: Sài đấtTên gọi khác: Húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giápTên nước ngoài: Chinese wedeliaTên khoa học: Wedelia calendulacea Less.Họ: Cúc ... [xem thêm]

Hạnh nhân đắng là thảo dược gì?

(23)
Tên thông thường: hạnh nhân đắng, Almendra Amarga, Almendro Amargo, Amande Amère, Amandier Amer, Amandier à Fruits Amers, Amendoa Amarga, Amygdala Amara, Bitter Almond Oil, Bitter ... [xem thêm]

Địa du là thảo dược gì?

(97)
Tên thông thường: địa duTên khoa học: sanguisorba officinalisTìm hiểu chungĐịa du dùng để làm gì?Địa du là một loại thảo dược, các bộ phận ra hoa của cây ... [xem thêm]

Xương rồng lê gai là thảo dược gì?

(62)
Tên gốc: Xương rồng lê gaiTên gọi khác: Cây lưỡi longTên khoa học: Họ OpuntiaTên tiếng Anh: Prickly Pear CactusTổng quanTìm hiểu chungXương rồng lê gai đang là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN