Chụp CT cột sống thắt lưng

(3.95) - 82 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: CT cột sống thắt lưng

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: cột sống

Tìm hiểu thêm

CT cột sống thắt lưng là gì?

Chụp điện toán cắt lớp (CT), hay được gọi là CT scan, là một loại chụp sử dụng tia X tạo ra những hình ảnh cắt ngang của một phần nào đó trong cơ thể. Trong trường hợp chụp CT cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ thấy một phần cắt ngang tại vùng thắt lưng của bạn.

Các máy quét vòng quanh cơ thể và gửi các hình ảnh vào một màn hình máy tính, nơi chúng được phân tích bởi một kỹ thuật viên.

Phần thắt lưng của cột sống là vị trí thường gặp các vấn đề về lưng. Thắt lưng cột sống là phần thấp nhất của cột sống, và được hình thành từ năm đốt xương sống, bao gồm cả xương cùng và xương cụt (xương đuôi). Những mạch máu lớn, dây thần kinh, gân, dây chằng, và sụn cũng là một phần của cột sống thắt lưng.

Khi nào bạn nên thực hiện CT cột sống thắt lưng?

CT sẽ cho ra các hình ảnh chi tiết về thắt lưng một cách nhanh chóng. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để kiểm tra:

  • Dị tật bẩm sinh của cột sống ở trẻ em;
  • Chấn thương ở cột sống phần thấp;
  • Thoát vị đĩa đệm;
  • Hẹp ống sống;
  • Những vấn đề về cột sống khi MRI không thể được sử dụng;

Xét nghiệm này cũng có thể sử dụng trong hoặc sau khi chụp X-quang cột sống và rễ thần kinh cột sống (chụp tủy sống) hoặc chụp hình đĩa đệm bằng tia X (gọi là chụp đĩa quang).

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện CT cột sống thắt lưng?

Thỉnh thoảng kết quả chụp CT của bạn có thể khác hơn so với các loại chụp X-quang khác, chụp cộng hưởng từ (MRI), hoặc siêu âm, vì chụp CT cung cấp một góc nhìn khác.

Trẻ em trước khi tiến hành chụp CT cần nghe theo những chỉ dẫn đặc biệt. Nếu đứa trẻ còn quá bé để có thể ngồi yên hay cảm thấy sợ hãi, bác sĩ cần cho trẻ uống thuốc (an thần) để đứa trẻ cảm thấy thư giãn.

Nếu con bạn được hẹn lịch chụp CT, bạn nên thảo luận với bác sĩ về những điều cần thiết cho việc chụp CT và nguy cơ phơi nhiễm với phóng xạ của trẻ.

MRI có thể cung cấp nhiều thông tin hơn chụp CT về đĩa đệm và tủy sống. Khi việc chụp CT cột sống được thực hiện cùng với chụp tủy sống cản quang, nó được gọi là CT tủy sống. Chụp MRI cột sống thường được thực hiện tại vị trí chụp CT tủy sống.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện CT cột sống thắt lưng?

Chụp CT cột sống thắt lưng là một thủ thuật không xâm lấn.

Bạn có thể mặc đồ rộng, thoải mái vì bạn sẽ được yêu cầu nằm trên bàn. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn cởi hết nữ trang và các vật kim loại khác trên người. Nói với bác sĩ nếu bạn có bất kì mảnh ghép kim loại nào từ các thủ thuật trước đây.

Một vài phương pháp chụp CT có sử dụng một chất nhuộm màu đặc biệt, được gọi là chất cản quang, sẽ được đưa vào cơ thể bạn ngay trước khi chụp CT.

Chất cản quang có thể được cung cấp theo nhiều cách:

  • Nó có thể được tiêm vào tĩnh mạch (IV) ở bàn tay hoặc cẳng tay bạn.
  • Nó cũng có thể được tiêm vào vùng xung quanh cột sống của bạn.

Nếu có sử dụng thuộc cản quang, bạn sẽ có thể được dặn không được uống hay ăn bất kì thứ gì trong vòng 4-6 tiếng trước thủ thuật.

Nếu bạn có cân nặng hơn 135kg, bạn hãy tìm hiểu xem máy CT thực hiện thủ thuật cho bạn có giới hạn cân nặng hay không, và giới hạn đó là bao nhiêu. Vì nâng một trọng lượng quá lớn sẽ làm tổn hại đến những bộ phận cấu tạo của vài loại máy CT.

Trước khi chụp CT, báo với bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề như:

  • Dị ứng với chất cản quang đường uống (barit);
  • Tiểu đường, vì nhịn đói có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn;
  • Mang thai.

Quy trình thực hiện CT cột sống thắt lưng là gì?

Bạn sẽ được yêu cầu nằm trên một cái bàn hẹp có thể trượt vào vùng trung tâm của máy chụp CT.

Một khi bạn đã nằm trong máy chụp, máy sẽ phóng ra các chùm X quang quay xung quanh bạn. (Những máy “xoắn ốc” hiện đại có thể hoạt động liên tục mà không dừng lại).

Máy tính tạo ra những hình ảnh riêng biệt của vùng cột sống, gọi là những lát cắt. Những hình ảnh này có thể được lưu trữ lại, xem qua màn hình máy tính, hoặc in ra thành phim. Chức năng dựng hình ba chiều vùng cột sống có thể được tạo ra bằng cách ghép các lát cắt lại với nhau.

Bạn phải nằm yên trong suốt quá trình kiểm tra. Di chuyển có thể làm hình ảnh bị nhòe đi. Bạn có thể được dặn phải nín thở trong những quãng thời gian ngắn.

Sau một vòng chụp, bạn có thể được yêu cầu ngồi chờ trong khi kỹ thuật viên kiểm tra lại các hình ảnh để chắc chắn rằng nó đủ rõ ràng để bác sĩ có thể đọc nó một cách chính xác. Quá trình chụp diễn ra chỉ trong vòng 10 – 15 phút.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện CT cột sống thắt lưng?

Sau khi kiểm tra, bạn có thể mặc đồ và sinh hoạt bình thường.

Nếu bạn được sử dụng thuốc cản quang, bạn nên uống nhiều nước sau khi thực hiện thủ thuật để thải chất này ra khỏi cơ thể bạn.

Nếu bạn nhận thấy có bất kì sự đỏ, đau hay sưng nào tại vùng tiêm tĩnh mạch (tiêm thuốc cản quang) sau khi về nhà, hãy báo cho bác sĩ của bạn biết. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một phản ứng khác của cơ thể bạn với thuốc cản quang.

Kết quả chụp CT thường chỉ mất một ngày để xử lý. Bác sĩ của bạn sẽ đặt lịch cho cuộc hẹn kế tiếp để thảo luận về kết quả chụp hình của bạn và báo cho bạn biết quy trình tiếp theo tùy thuộc vào kết quả của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu nhiều hình chụp hơn, xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để giúp bạn có được một chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Kết quả được xem là bình thường nếu không có vấn đề gì được tìm thấy trên phim chụp vùng thắt lưng.

Kết quả không bình thường

Kết quả không bình thường có thể vì:

  • Dị tật bẩm sinh của cột sống;
  • Các vấn đề về xương;
  • Gãy xương;
  • Thoát vị đĩa đệm;
  • Hẹp ống sống thắt lưng;
  • Trượt đốt sống.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Siêu âm xuyên sọ

(63)
Tên kỹ thuật y tế: Siêu âm xuyên sọBộ phận cơ thể/mẫu thử: Sọ và các cấu trúc bên trongTìm hiểu chungSiêu âm xuyên sọ là gì?Siêu âm xuyên sọ dùng sóng ... [xem thêm]

Cholesterol HDL

(19)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm cholesterol HDL (High-Density Lipoprotein)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm cholesterol HDL là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Soi tươi KOH tìm đẹn

(61)
Tên kĩ thuật y tế: Soi tươi KOH tìm đẹnBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Niêm mạc lấy từ vùng miệngTìm hiểu chungSoi tươi KOH tìm đẹn là gì?Xét nghiệm soi tươi ... [xem thêm]

Androstenediones

(52)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Androstenediones [AD] (xét nghiệm tiền steroid tuyến thượng thận, Dehydroepiandrosteron [DHEA], 11-Deoxycortisol, 17-Hydroxyprogesteron, ... [xem thêm]

Điện não đồ (EEG)

(15)
Điện não đồ là một thử nghiệm hữu ích để giúp chẩn đoán bệnh động kinh. Nó ghi lại hoạt động điện của não. Tuy nhiên, một kết quả điện não ... [xem thêm]

Khi nào cần nội soi dạ dày tá tràng ở trẻ em

(42)
Viêm loét dạ dày – hành tá tràng. Bệnh tưởng như chỉ có ở người lớn. Nhưng không, trẻ con cũng bị khá nhiều và dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác. ... [xem thêm]

Xét nghiệm hCG

(22)
Tên kĩ thuật y tế: hCG – Human Chorionic GonadotropinBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu hoặc nước tiểuTìm hiểu chungXét nghiệm hCG là gì ?Xét nghiệm hCG được thực ... [xem thêm]

Aldolase

(44)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm aldolaseBộ phận cơ thể/Mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm aldolase là gì?Xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase có ích nhất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN