Nội soi ổ bụng chẩn đoán

(4.44) - 50 đánh giá

Định nghĩa

Nội soi ổ bụng chẩn đoán là gì?

Nội soi ổ bụng chẩn đoán là dạng phẫu thuật nội soi được dùng để quan sát các cơ quan vùng bụng và vùng chậu. Trong quá trình nội soi, nếu thấy có bất thường, bác sĩ có thể thực hiện luôn một số tiểu phẫu.

Nội soi ổ bụng chẩn đoán rất hữu ích trong việc tìm ra nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới và vùng chậu, một số vấn đề kinh nguyệt và vô sinh. Phẫu thuật này rất hiệu quả trong việc giúp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng, xơ dính vùng chậu, tổn thương ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung.

Khi nào bạn nên thực hiện nội soi ổ bụng chẩn đoán?

Khi các xét nghiệm khác không cung cấp đủ thông tin chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi ổ bụng. Thủ thuật này cũng có thể được tiến hành để lấy mẫu sinh thiết.

Bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn tiến hành nội soi ổ bụng để kiểm tra các cơ quan sau:

  • Ruột thừa;
  • Túi mật;
  • Gan;
  • Tụy;
  • Ruột non và ruột già;
  • Lách;
  • Dạ dày;
  • Các cơ quan vùng chậu hoặc cơ quan sinh sản.

Bằng cách quan sát các khu vực trên bằng ống nội soi ổ bụng, bác sĩ có thể khảo sát nguồn gốc và đi tìm nguyên nhân các vấn đề sau:

  • Đau bụng;
  • Khối u ở bụng;
  • Dịch trong khoang bụng;
  • Bệnh gan;
  • Tính hiệu quả của một số phương pháp điều trị;
  • Mức độ tiến triển của ung thư.

Thận trọng/cảnh báo

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi ổ bụng chẩn đoán?

Nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ này. Nội soi ổ bụng chẩn đoán có thể sẽ không thực hiện được nếu bạn bị viêm ruột, cổ trướng (tích tụ dịch ổ bụng), hoặc đã có tiền sử từng phẫu thuật.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện nội soi ổ bụng chẩn đoán?

Bạn không nên ăn hoặc uống 8 tiếng trước khi tiến hành thủ thuật.

Bạn có thể sẽ phải ngưng các loại thuốc đang sử dụng, gồm cả thuốc giảm đau gây nghiện, trong hoặc trước ngày tiến hành thủ thuật. Bạn không nên thay đổi hoặc ngưng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Làm theo các chỉ dẫn về quy trình chuẩn bị thủ thuật cũng rất quan trọng.

Quy trình thực hiện nội soi ổ bụng chẩn đoán là gì?

Thông thường bạn sẽ được gây mê khi tiến hành phẫu thuật . Phẫu thuật thường diễn ra trong khoảng 15 phút.

Bác sĩ phụ khoa sẽ rạch một số đường mổ nhỏ trên bụng của bạn.

Bác sĩ sẽ luồn một số dụng cụ phẫu thuật, cùng với một kính soi vào trong bụng của bạn và tiến hành phẫu thuật.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện nội soi ổ bụng chẩn đoán?

Sau phẫu thuật, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và choáng váng, đầu óc lơ mơ do tác dụng của thuốc gây tê. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương sau khi xuất viện. Một vài ngày sau phẫu thuật có thể bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu ở chỗ bị mổ. Vì trong quá trình phẫu thuật bác sĩ có bơm hơi vào bụng của bạn, nên có thể bạn sẽ cảm thấy bụng bị phồng lên, đau bụng và đôi khi đau vai (do hơi trong bụng kích thích). Bạn không cần phải quá lo lắng vì những triệu chứng này sẽ tự động biến mất sau 1 ngày

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật rất khác nhau giữa mỗi người. Nó phụ thuộc vào các triệu chứng và lý do khiến bạn phải thực hiện phẫu thuật này, cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Thông thường thì bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 5 ngày

Tự theo dõi bản thân và hãy đến bệnh viện lại ngay lập tức nếu sốt trên 38 độ, lạnh run, đau bụng ngày càng nhiều, phù chân…

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Biến chứng

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu và nhiễm trùng. Các biến chứng khác thường hiếm gặp. Tuy nhiên, tất cả các phẫu thuật đều có nguy cơ gặp các biến chứng hiếm thấy như sau:

  • Phản ứng với thuốc gây mê.
  • Viêm thành bụng.
  • Cục máu đông xâm nhập vào mạch máu vùng chậu, chân, phổi; một số trường hợp hiếm thấy có thể di chuyển vào tim hoặc não.

Có thể có nguy cơ bị thủng nội tạng, gây rò phân. Chảy máu khoang bụng cũng có thể xảy ra. Các biến chứng này có thể cần phải được tiến hành phẫu thuật hở ngay lập tức (mở bụng).

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nội soi khớp khuỷu

(25)
Tìm hiểu chungNội soi khớp khuỷu là gì?Nội soi khớp là thủ thuật đưa một camera có đèn vào bên trong khớp để quan sát bên trong khớp khuỷu, thường dụng ... [xem thêm]

Cắt túi thừa đại tràng

(90)
Tìm hiểu chungCắt túi thừa đại tràng là gì?Phẫu thuật cắt túi thừa là phẫu thuật loại bỏ đoạn ruột bị bệnh. Bệnh túi thừa là tình trạng có các ... [xem thêm]

Cắt amidan

(67)
Tìm hiểu chungCắt amidan là gì?Cắt bỏ amidan là một thủ thuật loại bỏ amidan ra khỏi vùng hầu – họng của bạn. Nó là một thành phần trong hệ thống bạch ... [xem thêm]

Nội soi buồng tử cung

(60)
Định nghĩaNội soi buồng tử cung là gì?Nội soi buồng tử cung là một phương pháp dùng các dụng cụ hỗ trợ (ví dụ như một ống kính có gắn camera nhỏ còn ... [xem thêm]

Cắt xương thang

(93)
Tìm hiểu chungCắt xương thang là gì?Phẫu thuật cắt bỏ xương thang (một xương hình khối không đều nằm ở vùng cổ tay của bạn gắn liền với phần nền ... [xem thêm]

Cắt ống dẫn tinh hai bên

(56)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt ống dẫn tinh hai bên là gì?Cắt ống dẫn tinh là phương pháp tránh thai vĩnh viễn ở nam giới. Đây là thủ thuật cắt hoàn toàn ... [xem thêm]

Nối ống dẫn tinh

(67)
Tìm hiểu chungNối ống dẫn tinh là gì?Phẫu thuật nối ống dẫn tinh là một thủ thuật để nối lại hai đầu ống đã bị cắt trong phẫu thuật cắt ống dẫn ... [xem thêm]

Cắt vạt dạ dày nội soi

(32)
Tìm hiểu chungCắt vạt dạ dày nội soi là gì?Cắt vạt dạ dày nội soi là phẫu thuật dạ dày thành dạng ống ngắn để làm giảm kích thước dạ dày. Cắt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN