Nội soi đại tràng (Colonoscopy)

(3.71) - 81 đánh giá

Ghi chú: Nội soi đại tràng sigma (Sigmoidoscopy) là một kỹ thuật khác dùng để khảo sát trực tràng và phần thấp của đại tràng, kỹ thuật này sẽ được đề cập trong bài khác. Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn phải làm theo các hướng dẫn của các bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn. Đại tràng còn được gọi là ruột già, phần cuối của ống tiêu hóa liên tục với ruột non. Phần cuối của đại tràng là trực tràng nơi chứa phân trước khi chúng được đào thải qua hậu môn.

Ống nội soi đại tràng là một ống nội soi nhỏ khoảng ngón tay út và có thể uốn cong dễ dàng, ống bao gồm những sợi quang học cho phép ánh sáng được dẫn truyền, giúp bác sĩ có thể quan sát được bên trong đại tràng của bạn. Ống nội soi đại tràng được đưa vào hậu môn và đưa đến đoạn đại tràng xa nhất được gọi là manh tràng (chỗ nối giữa đại tràng và ruột non).

Ống nội soi còn có một kênh phụ bên cạnh để có thể đưa các loại dụng cụ khác nhau đi vào, giúp bác sĩ có thể thực hiện nhiều thủ thuật dễ dàng. Ví dụ: Bác sĩ có thể đưa kèm sinh thiết nhỏ qua kênh này để bấm mẫu mô nhỏ (sinh thiết) bên trong đại tràng.

Hình: Nội soi đại tràng

Ai là người cần được nội soi đại tràng?

Bạn có thể được khuyên nội soi đại tràng nếu có những triệu chứng như: đi tiêu ra máu, đau vùng bụng dưới, tiêu chảy kéo dài hoặc những triệu chứng khác được cho là do đại tràng gây nên.

Những nguyên nhân cần được xác định bao gồm:

  • Viêm loét đại tràng.
  • Bệnh Crohn’s (cũng gây nên tình trạng viêm đại tràng).
  • Túi thừa đại tràng (những túi nhỏ được tạo nên trong lòng đại tràng).
  • Polyp đại tràng.
  • Ung thư đại tràng.

Nhiều nguyên nhân khác cũng có thể được tìm thấy. Thường gặp nhất là nội soi đại tràng có kết quả bình thường. Tuy nhiên, một kết quả bình thường có thể giúp loại trừ những nguyên nhân có thể gây nên các triệu chứng của bạn.

Quá trình nội soi đại tràng được thực hiện thế nào?

Hình: Quá trình nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật thường quy và thường được thực hiện với những bệnh nhân ngoại trú. Bác sĩ sẽ có thể cho bạn dùng thuốc an thần để bạn dễ hợp tác trong quá trình nội soi. Thuốc thường dùng qua đường tiêm tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Thuốc an thần được tiêm vào tĩnh mạch trên tay bạn, thuốc sẽ làm cho bạn buồn ngủ nhưng sẽ không làm cho bạn ngủ sâu, và không phải là gây mê toàn thân.

Bạn được nằm nghiêng trái trên giường. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa đầu ống nội soi qua hậu môn và từ từ đưa nó đến đại tràng của bạn. Máy nội soi đại tràng hiện đại có truyền tín hiệu từ máy quay đến màn hình giúp bác sĩ có thể nhìn thấy dễ dàng.

Không khí được đưa vào đại tràng qua một kênh trong ống nội soi làm căng lòng đại tràng giúp bác sĩ dễ quan sát hơn. Điều này có thể gây cho bạn cảm giác khó chịu muốn đi cầu (mặc dù không có phân). Không khí cũng có thể làm cho bạn cảm thấy bụng phình to gây nên cảm giác đầy hơi và bạn có thể xì hơi (đánh giấm). Điều này là bình thường và không cần thiết phải bối rối vì bác sĩ đã dự liệu trước điều đó.

Tùy thuộc vào lý do thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ có thể lấy vài mẫu sinh thiết (mẫu mô nhỏ) của vài phần bên trong niêm mạc đại tràng. Việc bấm sinh thiết này không gây đau. Mẫu sinh thiết sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và được quan sát dưới kính hiển vi. Ngoài ra, nếu nhìn thấy các polyp trong khi thực hiện nội soi đại tràng, bác sĩ có thể cắt bỏ chúng bằng một dụng cụ được đưa vào qua kênh phụ của ống nội soi. Polyp là một khối u nhỏ dính vào niêm mạc bên trong đại tràng. Cuối cùng ống nội soi sẽ được kéo nhẹ nhàng ra ngoài.

Nội soi đại tràng thường mất khoảng từ 20 đến 30 phút. Tuy nhiên, bạn cần phải mất khoảng 2 giờ để chuẩn bị, tiêm thuốc an thần, thực hiện nội soi và phục hồi. Nội soi đại tràng thường không gây đau nhưng hơi khó chịu, đặc biệt là lúc mới đưa máy soi vào hậu môn.

Bạn cần phải chuẩn bị gì trước khi nội soi đại tràng?

Bạn sẽ được hướng dẫn từ các khoa phòng của bệnh viện trước khi tiến hành thủ thuật, bao gồm:

  • Đại tràng cần phải trống để các bác sĩ có thể khảo sát một cách rõ ràng. Bạn sẽ được hướng dẫn một chế độ ăn uống đặc biệt vài ngày trước khi thực hiện thủ thuật. Sau đó bạn sẽ dùng một số loại thuốc nhuận tràng.
  • Bạn cần có người thân đi theo vì bạn sẽ buồn ngủ khi dùng thuốc an thần.

Bạn có thể mong đợi điều gì sau khi soi đại tràng?

Hầu hết mọi người có thể về nhà sau khi nghỉ ngơi khoảng nửa giờ hoặc lâu hơn. Bạn có thể ở lại lâu hơn để theo dõi nếu bạn được cắt polyp qua nội soi.

Nếu bạn được dùng an thần, bạn cũng có thể cần thời gian nghỉ ngơi lâu hơn trước khi về nhà. Thuốc an thần sẽ làm cho bạn khá dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, bạn không nên lái xe, vận hành máy móc, uống rượu, đưa ra các quyết định quan trọng hay ký các văn bản trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng thuốc. Bạn cần người thân đi cùng và ở nhà cùng bạn trong 24 giờ trước khi thuốc hoàn toàn mất tác dụng. Hầu hết mọi người có thể hoạt động bình thường sau 24 giờ.

Bác sĩ nội soi sẽ viết kết quả và gửi đến bác sĩ chỉ định nội soi đại tràng cho bạn. Kết quả sinh thiết có thể mất vài ngày sau mới trả kết quả.

Bác sĩ sẽ thông báo kết quả sau khi nội soi. Tuy nhiên, nếu bạn được an thần trước đó, có thể bạn sẽ không nhớ những gì bác sĩ đã nói. Vì thế cần có người đi cùng để có thể nghe và nói lại cho bạn.

Nội soi đại tràng có gây biến chứng hoặc tác dụng phụ hay không?

Hầu hết nội soi được thực hiện mà không có bất kỳ vấn đề gì. Các thuốc an thần chỉ có thể làm bạn mệt mỏi hay buồn ngủ trong vài giờ sau đó. Bạn có thể đi cầu ra ít máu nếu bạn được sinh thiết hay cắt polyp. Bạn cũng có thể đi cầu nhiều lần gồm ít nước và hơi cho đến 24 giờ sau khi uống thuốc nhuận tràng. Bạn nên lưu ý điều này khi sắp xếp công việc của bạn sau nội soi.

Thỉnh thoảng, ống nội soi có thể gây ra các vấn đề cho đại tràng như chảy máu, nhiễm trùng, và hiếm nhất là thủng đại tràng.

Nếu có một trong những triệu chứng sau, xảy ra trong 48 giờ sau khi nội soi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau bụng (đặc biệt là đau ngày càng tăng lên, hoặc đau nhiều hơn là một cơn đau bình thường mà bạn thường mắc phải).
  • Sốt (tăng thân nhiệt).
  • Đi cầu máu lượng nhiều.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/colonoscopy

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. La Hồng Châu - BS. Lâm Xuân Nhã
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Soi tươi KOH tìm nấm móng

(66)
Tên kĩ thuật y tế: Soi tươi KOH tìm nấm móngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Mẫu móng hoặc mảnh vụn móngTìm hiểu chungSoi tươi KOH tìm nấm móng là gì?Thông ... [xem thêm]

Siêu âm xuyên sọ

(63)
Tên kỹ thuật y tế: Siêu âm xuyên sọBộ phận cơ thể/mẫu thử: Sọ và các cấu trúc bên trongTìm hiểu chungSiêu âm xuyên sọ là gì?Siêu âm xuyên sọ dùng sóng ... [xem thêm]

ERCP

(17)
ERCP là một thủ thuật dùng ống nội soi và tia X để quan sát ống tụy và ống mật. ERCP cũng được dùng để lấy sỏi mật hoặc lấy một mẫu mô nhỏ mang đi ... [xem thêm]

Xét nghiệm đường và HbA1c

(82)
Nếu nồng độ đường trong máu vẫn còn duy trì ở mức cao thì bạn bị bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Nếu nồng độ đường trong máu ... [xem thêm]

Đo điện tâm đồ lưu động

(76)
Tên kĩ thuật y tế: Đo điện tâm đồ lưu động (Ambulatory Electrocardiogram)/EKG hoặc ECG/theo dõi Holter – điện tâm đồ liên tụcBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tim/ ... [xem thêm]

Khoảng trống Anion

(70)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm khoảng trống anionBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm khoảng trống anion là gì?Khoảng trống Anion (AG) là sự ... [xem thêm]

Chọc ối

(69)
Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện trong thời gian mang thai. Lý do phổ biến nhất cho phụ nữ mang thai được đề nghị chọc ối là để xem liệu em ... [xem thêm]

Xét nghiệm hCG

(22)
Tên kĩ thuật y tế: hCG – Human Chorionic GonadotropinBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu hoặc nước tiểuTìm hiểu chungXét nghiệm hCG là gì ?Xét nghiệm hCG được thực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN