Những thắc mắc về chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng

(3.71) - 79 đánh giá

Rối loạn cơ năng tử cung gây chảy máu là một trong những vấn đề rất hay gặp khi khám phụ khoa. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp xoay quanh chứng chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng rất hữu ích cho bạn.

Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng là gì?

Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng (Dysfunctional Uterine Bleeding – DUB) là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn hoặc bị chảy máu nhiều hơn bình thường. Rong kinh là một triệu chứng của chảy máu tử cung. Vì chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng thường không phải là bệnh, nên bạn không hẳn phải được điều trị. Nhưng đôi khi bác sĩ sẽ can thiệp nếu lo lắng chứng chảy máu tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe bạn, ví dụ như bị thiếu máu do chảy máu quá nhiều.

Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài bất thường. Triệu chứng rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một trong số đó là chứng chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng.

Khi mới dậy thì, bạn sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt thất thường và lượng máu không ổn định bởi vì cơ thể vẫn đang lớn. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt cũng như cơ thể trưởng thành của bạn cần một thời gian để phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong độ tuổi sinh nở, lượng máu trong kỳ kinh nguyệt quá nhiều có thể là một dấu hiệu bệnh. Bạn cần đi khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra chứng chảy máu tử cung là gì?

Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng xảy ra phần nhiều do những thay đổi nồng độ hormone của cơ thể. Đối với các bạn gái, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sự thay đổi hormone là khi cơ thể không rụng trứng từ buồng trứng. Đây được gọi là chu kỳ không rụng noãn. Hiện tượng không rụng trứng thường xảy ra sau sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên bởi vì khi đó, buồng trứng vẫn chưa phát triển đầy đủ. Rụng trứng là một phần của quá trình nội tiết tạo nên chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cơ thể của bạn gái không rụng trứng, máu và mô sẽ bám nhiều hơn lên lớp nội mạc của tử cung. Khi lớp mô và máu này cuối cùng rời khỏi cơ thể, bạn có thể chảy máu nhiều hơn bình thường.

Ngoài ra, một số bệnh (như bệnh tuyến giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang) cũng có thể làm rối loạn hormone của cơ thể. Tập thể dục quá độ hoặc chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và căng thẳng cũng sẽ gây ra những thay đổi hormone. Một số trường hợp nặng của chảy máu tử cung bị gây ra bởi bệnh von Willebrand.

Dấu hiệu của chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng là gì?

Làm thế nào để bạn biết triệu chứng rong kinh của bạn là chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng? Sự thật là chỉ có bác sĩ mới có thể nói chắc chắn, nhưng có một số dấu hiệu giúp bạn xác định khi nào bạn nên đi khám, bao gồm:

  • Bạn sử dụng nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh mỗi giờ;
  • Chu kỳ của bạn kéo dài hơn 10 ngày;
  • Bạn có thời gian ít hơn 20 ngày giữa những chu kỳ kinh.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào bên trên, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Chảy máu ở giữa những chu kỳ hay sau khi quan hệ tình dục cũng có thể là một dấu hiệu của chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu chu kỳ của bạn dừng lại hơn 3 tháng.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh của bạn như thế nào?

Bác sĩ sẽ muốn loại trừ các vấn đề sức khỏe khác trước khi chẩn đoán bạn có bị chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về chu kỳ và lượng máu trong chu kỳ. Bác sĩ sẽ hỏi ngày bắt đầu của chu kỳ cuối cùng của bạn. Bác sĩ cũng có thể hỏi những câu hỏi mà dường như không liên quan đến chảy máu – giống như những thay đổi về trọng lượng gần đây hoặc bạn đã từng có quan hệ tình dục không, vì có trường hợp hội chứng buồng trứng đa nang hoặc một số bệnh lây qua đường tình dục có thể cũng gây chảy máu bất thường. Nếu không được điều trị, những bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như vô sinh.

Những bạn gái đã có quan hệ tình dục và bị mất kinh nguyệt cần phải gặp bác sĩ.

Chu kỳ kinh nguyệt bị ngưng có thể là một dấu hiệu của mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của chảy máu tử cung do rối loạn chức năng. Nếu bạn bị chảy máu nhiều hoặc chảy máu giữa chu kỳ, nó có thể là bệnh nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác. Ví dụ, thai ngoài tử cung (khi bào thai cấy một nơi nào đó khác với tử cung) có thể gây chảy máu, và có thể đe dọa tính mạng. Bác sĩ có thể làm một bài kiểm tra thể chất và khám phụ khoa. Đôi khi bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu hoặc siêu âm. Xét nghiệm máu cũng có thể cho thấy nếu cô gái có thiếu máu (ít hồng cầu hơn so với bình thường).

Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng được điều trị như thế nào?

Để quyết định liệu chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng có đến mức nghiêm trọng cần điều trị không, bác sĩ sẽ xem xét nồng độ hemoglobin trong máu. Đây cũng là một cách để xem liệu bạn có bị thiếu máu hay không.

Những trường hợp nhẹ: nồng độ hemoglobin là 12 hoặc cao hơn

Tình trạng chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng nhẹ không được coi là thiếu máu. Bác sĩ có lẽ sẽ để bạn theo dõi chu kỳ của mình một vài tháng. Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc ibuprofen hoặc một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm mất máu và giảm đau vì chuột rút. Các bác sĩ cũng có thể đề nghị uống vitamin tổng hợp với sắt.

Những trường hợp vừa phải: nồng độ hemoglobin ở giữa 10 và 12

Những cô gái với mức hemoglobin này bị thiếu máu. Các bác sĩ thường sẽ khuyên điều trị nội tiết tố,thường là dùng thuốc tránh thai. Các bác sĩ cũng có thể cho cô gái uống viên sắt.

Những trường hợp nặng: nồng độ hemoglobin dưới 10

Bệnh nhân với trường hợp bị chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng nghiêm trọng thường chảy máu rất nhiều. Bệnh nhân có thể ngất xỉu, cảm thấy chóng mặt, nhìn nhợt nhạt, và có huyết áp thấp hoặc nhịp tim cao. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần được điều trị tại một bệnh viện và có thể truyền máu. Hầu hết các ca chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng thì không nghiêm trọng. Hầu hết thời gian, bệnh nhân với trường hợp bị chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng nghiêm trọng thường có rối loạn chảy máu.

Nếu bạn lo lắng rằng chu kỳ của bạn có thể không được bình thường, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 tuần

(37)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé đã được 3 tuần tuổi. Vào lúc này, bé có thể nhìn và theo dõi đồ vật ở khoảng cách 20 – 35 cm. Đây ... [xem thêm]

Vì sao sữa cuối lại quan trọng với trẻ sơ sinh?

(79)
Khi bé mới bú, sữa mẹ tiết ra lúc này gọi là sữa đầu. Sữa đầu có lượng sữa nhiều nhưng lại ít chất béo. Còn sữa bé bú vào giai đoạn gần cuối gọi ... [xem thêm]

7 cách trị mụn và 3 cách trị gàu bằng mặt nạ mướp đắng

(22)
Mướp đắng (khổ qua) là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người dùng, nhờ hàm lượng vitamin A, C, E và B, kali, kẽm và các vi chất dinh ... [xem thêm]

Dưa lưới: Thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ mang thai bị thừa cân

(40)
Dưa lưới là loại trái cây ngon, bổ dưỡng và có giá trị dinh dưỡng cao. Vào những ngày thời tiết nóng bức, đặc biệt là vào mùa hè thì quả dưa lưới là ... [xem thêm]

Tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng

(66)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng là gì?Tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng là phẫu thuật được dùng để tái tạo hình dạng ... [xem thêm]

4 thứ không nên đặt gần vùng kín

(58)
Âm đạo phụ nữ là một khu vực bí hiểm và tuyệt vời. Âm đạo có thể co giãn vừa cho em bé ra đời, và có thể tự chữa lành những vấn đề của riêng ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm

(79)
Sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp là những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn mà bạn rất dễ nhận biết. Người mắc căn bệnh này thể nặng ... [xem thêm]

Quai bị kiêng gì? 4 loại thực phẩm bệnh nhân quai bị nên tránh xa

(60)
Bệnh quai bị kiêng gì? Người bệnh nên ăn gì để mau lành bệnh? Đó là những câu hỏi phổ biến của cả người bệnh và người chăm sóc cho bệnh nhân.Quai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN