Vì sao sữa cuối lại quan trọng với trẻ sơ sinh?

(3.78) - 79 đánh giá

Khi bé mới bú, sữa mẹ tiết ra lúc này gọi là sữa đầu. Sữa đầu có lượng sữa nhiều nhưng lại ít chất béo. Còn sữa bé bú vào giai đoạn gần cuối gọi là sữa cuối. Sữa này có lượng sữa ít nhưng hàm lượng calorie, chất béo cao và có những chất dinh dưỡng cần thiết khác cho trẻ. Do đó, khi cho con bú, bạn nên chú ý để làm sao bé có thể bú được đầy đủ lượng sữa cuối nhé.

Thông thường, sữa cuối sẽ có màu trắng kem và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như giúp trẻ no lâu, buồn ngủ và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bé có thể bỏ lỡ lượng sữa ở giai đoạn cuối của cữ bú khi thời gian bạn cho con bú ngắn.

Làm thế nào để có được sữa cuối?

Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé bú sữa mẹ khoảng 10 – 15 phút mỗi bên ngực. Trong những ngày đầu, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để cơ thể quen với việc tiết sữa. Hãy để con được bú mẹ lâu hơn, hành động này tạo điều kiện cho bầu ngực sản xuất sữa cuối với lượng calorie cao.

Khi thiên thần nhỏ lớn hơn, bé sẽ không cần bú sữa mẹ lâu. Bạn có thể thấy bé có khả năng bú mẹ trong vòng chưa đầy 10 phút và nhận được cả sữa đầu và cuối.

Không đủ sữa cuối hoặc quá nhiều sữa đầu

Bé cần được bú đủ sữa cuối để cảm thấy thỏa mãn giữa các lần bú và tăng cân. Nếu không bú đủ lâu, con có thể không nhận đủ sữa mẹ và sẽ không bú đủ sữa cuối. Một vấn đề làm bé không thể bú sữa này là mẹ tiết quá nhiều sữa. Khi nguồn sữa mẹ dư thừa, bé có thể bú được rất nhiều sữa và bú no trước lúc sữa cuối tiết ra.

Nếu con bú quá nhiều sữa hoặc không bú được sữa cuối, bạn có thể nhận thấy bé có các triệu chứng sau:

  • Đầy hơi
  • Khóc, đau bụng và các triệu chứng giống như colic
  • Phân xanh, lỏng
  • Con đói hơn bình thường.

Nếu có những dấu hiệu trên, bạn có thể cố gắng cho bé bú sữa mẹ chỉ một bên ngực trong mỗi cữ để giúp con có thể bú được sữa cuối.

Vấn đề đối với trẻ sơ sinh không tăng cân đều

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu có bất kỳ mối quan tâm nào về cân nặng của bé. Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng và mức độ tăng trưởng ở con cũng như thông báo nếu bố mẹ cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp đặc biệt nào để giúp bé tăng cân.

Nếu nguồn sữa mẹ dồi dào, bạn cũng có thể cho con bú sữa cuối nhiều hơn bằng cách hút sữa ra bớt trong 1 – 2 phút trước khi bạn bắt đầu cho con bú. Như vậy, bạn sẽ để dành được lượng sữa đầu và bé yêu cũng nhận được nhiều sữa cuối với hàm lượng dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, nếu sữa mẹ ít, bạn không nên áp dụng phương pháp trên. Thay vào đó, hãy cho bé bú cả hai bên cho đến khi bầu ngực đều hết sữa. Trong trường hợp bạn cảm thấy con không bú đủ, bạn có thể cần phải cho bé bú bổ sung sữa công thức.

Làm thế nào để thu thập sữa cuối cho bé sinh non và bé bị bệnh?

Với trẻ sinh non và trẻ gặp vấn đề sức khỏe bẩm sinh như mắc bệnh tim, thận, phổi, dạ dày…, sữa cuối thật sự tốt vì cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên giúp trẻ tăng cân tốt. Để thu thập loại sữa cuối cho bé sinh non, bạn nên sử dụng một máy hút sữa, sau đó tách riêng sữa đầu và sữa cuối bằng cách:

  • Khi bạn bắt đầu hút, sữa sẽ hơi loãng, tiếp tục hút trong khoảng 2 phút, dừng lại và thay bình đựng sữa. Lượng sữa thu thập được lúc này là sữa đầu.
  • Đặt máy hút sữa vào hút tiếp cho đến khi vú cạn hết sữa. Sữa lúc này trông đậm đặc hơn và đây là sữa cuối.
  • Dán nhãn sữa đầu và sữa cuối lên trên bình chứa sữa.
  • Đưa bình sữa cuối cho nhân viên y tế để họ có thể cho con đang nằm trong lồng kính bú.
  • Còn lượng sữa đầu, bạn có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh và lấy ra dùng khi cần thiết.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống trà hoa đậu biếc để ngăn ngừa lão hóa tự nhiên

(77)
Tham khảo: Tính nhu cầu calo cần thiết của bạn nhanh và chính xácHoa đậu biếc mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

(38)
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ dần khỏi sau một thời gian và đáp ứng tốt ... [xem thêm]

10 điểm khoái cảm trên cơ thể nàng mà chàng nên biết

(66)
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã đưa ra danh sách những điểm nhạy cảm, dễ tạo khoái cảm trên cơ thể con người, đặc biệt là nữ giới. Nếu muốn ... [xem thêm]

Mẹ có nên tự chữa trị mụn cóc cho trẻ?

(60)
Mụn cóc là bệnh lành tính nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu nhất là với trẻ nhỏ. Việc chẳng may bé yêu bị mụn cóc khiến bạn băn khoăn không biết có nên tự ... [xem thêm]

5 cách chữa táo bón tại nhà vô cùng hiệu quả

(19)
Táo bón thường gây ra cảm giác khó chịu, tức bụng và khiến người bệnh bồn chồn, bứt rứt. Do đó, bạn nên tìm hiểu về các cách chữa táo bón tại nhà ... [xem thêm]

Cách ứng xử tinh tế với những người bị nghiện

(53)
Hãy học cách ứng xử với người nghiện để xua tan tâm lý bối rối và sợ hãi nhằm giúp đỡ họ có thể bình tâm quay trở lại cuộc sống bình thường.Bạn ... [xem thêm]

Làm bạn với người yêu cũ: Nên hay không nên?

(64)
Sau một cuộc chia tay với nhiều tổn thương, quyết định có nên làm bạn với người yêu cũ hay không vẫn là một bài toán nan giải mà bạn phải đắn đo và ... [xem thêm]

Sự thật về việc uống kháng sinh có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(56)
Đã có rất nhiều lời đồn thổi xoay quanh việc uống kháng sinh có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN