Những tác nhân chính gây thoái hóa cột sống

(4.14) - 27 đánh giá

Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể bạn thắc mắc liệu yoga có phù hợp với tình trạng bệnh hay không? Rất may mắn, các chuyên gia cơ xương khớp đã khẳng định: bộ môn yoga hỗ trợ bạn cải thiện chứng thoái hóa cột sống rất hiệu quả. Vậy bạn nên tập yoga như thế nào khi mắc bệnh này?

Xác định tình trạng thoái hóa cột sống của bạn trước khi bước vào tập luyện

Đĩa đệm cột sống của bạn nằm giữa hai xương cột sống, có chức năng hấp thụ các chấn động, gắn kết hai xương và góp phần vào sự ổn định của cột sống, giúp cho bạn di chuyển linh hoạt. Theo thời gian, các bộ phận của cơ thể lão hóa dần. Đĩa đệm cũng mất nước dần và hỗ trợ nâng đỡ kém hơn. Kết quả là, cột sống thiếu đi tính linh hoạt.

Các protein trong đĩa đệm có thể gây ra viêm và viêm có thể gây ra co thắt cơ lưng hoặc cổ, những cơ có vai trò giữ cột sống được ổn định. Do đó, cơn đau có thể xuất hiện và chức năng có thể bị ảnh hưởng bởi sự kích thích các dây thần kinh.

Bạn có thể cảm thấy đau khi ngồi hoặc đứng hoặc khi bạn sử dụng lưng hoặc cổ của mình. Đau có liên quan đến các cử động.

Thoái hóa cột sống cũng có thể dẫn đến một số vấn đề về cột sống khác nặng nề hơn, chẳng hạn như:

Hẹp cột sống: sự thu hẹp của ống chứa tủy sống, gây tổn hại dến các dây thần kinh;

• Thoái hóa khớp ở cột sống: các bề mặt khớp bị tổn thương, gây đau lưng;

Trượt đốt sống: khi đĩa đệm bị thoái hóa và không thể gắn kết hai xương lại, một xương có thể trượt lên xương còn lại.

Những tình trạng này đều gây đau và hạn chế chuyển động của bạn.

Yoga có thể hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa cột sống của bạn như thế nào?

Thoái hóa cột sống có thể dẫn đến chứng đau liên quan đến cử động và hạn chế vận động, do đó, nhiều người lo sợ và cho rằng không nên thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Tuy nhiên, việc thiếu các hoạt động thể chất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này và làm chậm quá trình lành bệnh; do đó các bài tập thích hợp có thể cải thiện vấn đề này. Những bài tập nhịp chậm thường được đề nghị cho thoái hóa cột sống và yoga là một phương pháp hoàn toàn phù hợp. Vì sao yoga lại có tác dụng thần kỳ như vậy với người bị thoái hóa cột sống?

Tăng cường cơ bắp

Việc tăng cường một số cơ nhất định rất quan trọng trong điều trị thoái hóa cột sống. Các cơ bị suy yếu có thể giảm hỗ trợ nâng đỡ cho cột sống, tăng áp lực đè lên đĩa đệm. Đĩa đệm không còn tốt như trước và sẽ không thể chịu được áp lực này. Một số tư thế yoga có thể giúp cho bạn tập trung vào những cơ đặc hiệu, các nhóm cơ ở cổ, lưng và vùng bụng, qua đó tăng cường sức mạnh cho cơ.

Yoga giúp bạn giữ bạn ở vị trí và tư thế đúng, do đó giảm thiểu tình trạng đau nhức gây ra bởi thoái hóa cột sống.

Căng và thư giãn cơ

Việc kéo dãn một số cơ có thể giúp tăng giới hạn chuyển động và tính linh hoạt của lưng, cổ. Trong yoga, bạn phải giữ các tư thế trong 10-60 giây và một số cơ căng ra trong khi vài cơ khác được thư giãn. Yoga cũng có thể giúp máu mang chất dinh dưỡng chảy vào và các chất độc thoát ra khỏi đĩa đệm, thúc đẩy đĩa đệm tự chữa lành.

Yoga tập trung vào hơi thở. Hít thở tự do, sâu và khỏe mạnh có thể thư giãn cơ thể và cải thiện lưu thông trong cơ thể của bạn.

Cải thiện độ cong của cột sống

Tập yoga có thể giúp cải thiện tư thế và làm tăng thăng bằng với các bộ phận của cơ thể trong mối liên kết hợp lý. Yoga tăng cường sức mạnh cả hai bên của cơ thể. Điều này cũng góp phần vào việc cải thiện sự thăng bằng của cơ thể. Kết quả là, độ cong của cột sống có thể được giữ trong tình trạng khỏe mạnh, giúp làm giảm áp lực lên đĩa đệm.

Tăng mức độ tự nhận thức về cơ thể

Yoga cũng có thể giúp bạn nhận biết giới hạn của mình. Bạn sẽ biết tư thế nào tốt cho cơ thể và tư thế nào thì không. Điều này giúp làm giảm nguy cơ bị thương các đĩa đệm do việc sử dụng quá mức hoặc sai tư thế.

Giúp bạn kiểm soát cân nặng

Béo phì có thể gây áp lực lên đĩa đệm vốn đã bị thoái hóa của bạn, đồng thời nó lại hấp thụ ít chấn động hơn. Yoga nổi tiếng là một phương thức tập thể dục hiệu quả trong việc giúp bạn có được vóc dáng chuẩn và khỏe mạnh.

Giúp bạn suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh của cơ thể, bao gồm cả chứng thoái hóa cột sống. Yoga giúp bạn thư giãn tâm trí, suy nghĩ một cách tích cực và giảm thiểu các áp lực hay cảm xúc tiêu cực, giúp giảm đau do thoái hóa cột sống. Hoặc nếu không, ít nhất yoga cũng có thể giúp bạn sống với bệnh thoái hóa cột sống thoải mái hơn.

Một số tư thế Yoga cần tránh cho người bị thoái hóa cột sống

Mặc dù các nhà khoa học đã chứng minh rằng bạn có thể tập yoga khi bị thoái hóa cột sống, có một số trường hợp mà bạn nên cân nhắc:

  • Nếu thoái hóa cột sống của bạn dẫn đến hẹp ống sống, bạn nên tránh tư thế yoga phải uốn cong lưng;
  • Nếu bạn có thoái hóa cột sống ở cổ, bạn nên tránh thực hiện một số tư thế buộc phải trồng chuối trên đầu hoặc vai.

Yoga khá hiệu quả trong vấn đề thoái hóa cột sống, do đó bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn đang tập yoga thì hãy tiếp tục duy trì, tuy nhiện bạn hãy điều chỉnh tư thế tập cho phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu bạn đã thử tập yoga trước đây, hãy tập lại và bạn sẽ thấy sự cải thiện.

Bạn rất cần thảo luận với bác sĩ và cả huấn luyện viên yoga của bạn để gia giảm động tác, tư thế phù hợp với căn bệnh của bạn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp tự nhiên trị ho cho trẻ vô cùng hiệu quả

(52)
Trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường, nếu mẹ không chú ý giữ ấm cho cơ thể bé thì sẽ rất dễ khiến trẻ bị ho, sổ mũi và sốt. Những mẹo ... [xem thêm]

10 bí quyết nấu ăn cực nhanh cho những ai lười vào bếp

(13)
Bí quyết nấu ăn nhanh của bạn là chiên trứng, luộc rau hoặc chế một tô mì chưa tới 5 phút? Nếu chỉ bấy nhiêu món thì bạn sẽ rất nhanh chán. Hãy học ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để thật thoải mái khi kỳ kinh nguyệt tới?

(50)
Các bạn gái nên ăn gì khi có kinh? Những loại thực phẩm ấy giúp ích gì cho cơ thể khi “ngày đèn đỏ” ghé thăm? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.Hầu hết ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ: một hành trình đầy thú vị

(39)
Khi được 22 tháng tuổi, con bạn đã có thể nói nhiều hơn. Giờ đây, mỗi ngày bé đều học hỏi một từ mới, thậm chí còn có thể đặt hai từ lại với ... [xem thêm]

Làm thế nào để kiểm soát chứng cứng khớp buổi sáng?

(39)
Cứng khớp buổi sáng là triệu chứng nổi bật và phổ biến nhất của viêm khớp dạng thấp. Cứng khớp có thể kéo dài hơn 1 giờ sau đó giảm dần và biến ... [xem thêm]

Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(67)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Kỹ năng sống sót: 9 vật dụng hàng ngày có thể cứu bạn trong tình huống nguy cấp

(31)
Những vật dụng quen thuộc bạn dùng hàng ngày như nĩa, vỏ kẹo cao su hay thậm chí là áo lót có thể sẽ cứu bạn trong những tình huống nguy cấp. Chỉ với ... [xem thêm]

Tiêm botox giúp khuôn mặt luôn tươi trẻ như tuổi 20

(25)
Có lẽ do hình ảnh chiếc trán cứng đờ của các ngôi sao, nên nhiều người nghĩ botox là một thứ gì đó rất có hại. Tuy nhiên, bạn sẽ rất bất ngờ và thay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN