Thực phẩm không an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi

(4.03) - 33 đánh giá

Khi con bạn đã đủ lớn, trẻ sẽ háo hức muốn nếm thử những món bạn ăn. Nhưng không phải bất kì thực phẩm nào cũng an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Một số thực phẩm có thể khiến con bạn bị mắc nghẹn hoặc không tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ từ 1 – 3 tuổi.

Những dạng thức ăn nào khiến bé bị nghẹt thở mẹ cần phải tránh?

Dưới đây là những thực phẩm dễ gây nghẹn cho trẻ nhỏ mà mẹ cần thận trọng khi cho bé ăn.

Sữa ít béo

Hầu hết trẻ mới biết đi cần chất béo và calo từ sữa nguyên chất trong giai đoạn trưởng thành và phát triển. Một khi con bạn đã đủ 2 tuổi mà không mắc phải bất kì bệnh lý nào trong quá trình phát triển, bạn có thể bắt đầu cho bé dùng sữa bình thường nếu muốn. Nếu con bạn có nguy cơ bị béo phì hoặc mắc các bệnh về tim mạch, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn cho bé dùng sữa ít béo.

Ăn miếng lớn

Một miếng ăn lớn hơn hạt đậu có thể khiến bé bị mắc nghẹn ở họng. Các loại rau củ quả như cà rốt, cần tây, đậu xanh nên được thái hạt lựu, thái nhỏ, nấu chín hoặc cắt nhỏ ra. Bạn cũng nên cắt các loại trái cây như nho, cà chua bi, dưa thành từng miếng nhỏ trước khi cho trẻ ăn, bạn cũng đừng quên xắt thịt và phô mai thành từng miếng nhỏ.

Thực phẩm nhỏ dạng thô

Kẹo cứng, kẹo ho, đậu, và bắp rang là những thực phẩm dễ gây mắc nghẹn. Những thực phẩm này có dạng hạt nhỏ nên không đủ gây nghẹt thở, tuy nhiên đường thở của trẻ có thể dễ bị tắc nghẽn dẫn đến nhiễm trùng.

Thực phẩm mềm, dễ dính

Tránh cho con bạn ăn kẹo cao su hoặc các loại thức ăn mềm như kẹo dẻo, thạch vì chúng rất dễ mắc kẹt trong cổ họng.

Bơ đậu phộng

Bạn nên cẩn thận, không được cho trẻ ăn một miếng bơ đậu phộng lớn hoặc ăn các loại bơ khó nuốt. Thay vào đó, bạn hãy trét lớp bơ lên trên bánh mì hoặc bánh quy. Bạn cũng nên làm loãng bơ bằng nước sốt táo trước khi trét.

Mẹ nên làm gì để phòng ngừa bé bị mắc nghẹn?

Đầu tiên, mẹ nên tránh cho trẻ ăn trên xe vì bạn sẽ khó giám sát khi trẻ đang ăn.

Bên cạnh đó, nếu bạn cho trẻ sử dụng thuốc khi mọc răng dạng thoa, bạn hãy theo dõi trẻ thường xuyên bởi vì các dạng thuốc này có thể khiến trẻ bị tê cứng họng cũng như làm trẻ khó nuốt.

Sau đây Chúng tôi sẽ mách bạn một số thực phẩm không an toàn cho trẻ mới biết đi:

  • Bánh hot dog (bạn nên cắt bánh hotdog ra làm 4 trước khi thái lát);
  • Kẹo cứng, bao gồm cả kẹo thạch thô;
  • Các loại đậu;
  • Một miếng lớn bơ đậu phộng (bạn nên trét bơ đậu phộng lên bánh mì hoặc bánh quy – nhưng tuyệt đối không cho trẻ ăn một miếng lớn bơ đậu phộng);
  • Bắp rang;
  • Cà rốt, cần tây, đậu xanh còn sống;
  • Các loại hạt chẳng hạn như bí ngô đã qua chế biến hoặc hạt hướng dương;
  • Nho, cà chua bi còn nguyên (cắt chúng ra thành những miếng nhỏ);
  • Những miếng thức ăn lớn như thịt, khoai tây, trái cây và rau củ quả chưa chín.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu khẩn cấp vết phỏng do nhiệt

(37)
Hầu hết những vết phỏng do nhiệt gây ra khi tiếp xúc với nước sôi. Số ít khác gây ra do tiếp xúc với các thiết bị điện như lò nướng, bếp, máy đun ... [xem thêm]

Nặn mụn bọc tại nhà thế nào mới không để lại thâm, sẹo rỗ?

(92)
Nặn mụn bọc được xem là một trong những phương pháp chúng ta có thể làm tại nhà. Mụn bọc sẽ dễ dàng được loại bỏ, trả lại cho bạn là da mềm mịn, ... [xem thêm]

7 dấu hiệu tâm lý bất ổn khiến bạn dễ gây xung đột

(75)
Biểu hiện phản ứng lại thái quá trong những tình huống có thể xử lý linh hoạt và êm đẹp nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy một tâm lý bất ổn. Bạn ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của suy thận đến sự phát triển của trẻ

(84)
Biết được ảnh hưởng của suy thận đến sự phát triển của trẻ, bạn sẽ có sự chăm sóc tốt nhất về thể chất và tinh thần cho bé khi con mắc bệnh.Ảnh ... [xem thêm]

[Infographic] Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Nỗi lo của phụ huynh

(72)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

Lấy lại trí nhớ sau cơn đột quỵ

(52)
Tìm hiểu chungRối loạn trí nhớ là bệnh gì?Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy ... [xem thêm]

Người đau thần kinh tọa có nên quan hệ tình dục?

(70)
Đau thần kinh tọa không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội mà đôi khi còn khiến “chuyện ấy” không diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là bí kíp giúp bạn quan hệ ... [xem thêm]

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung vitamin gì?

(84)
Giai đoạn mãn kinh thường khiến bạn gặp những triệu chứng gây mệt mỏi như mất ngủ, bốc hỏa… Hãy thử bổ sung vitamin cho phụ nữ tiền mãn kinh, đây có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN