14 điều mẹ bầu nên biết khi sử dụng phương pháp giục sinh

(4.37) - 78 đánh giá

Trong một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu thai phụ phải áp dụng phương pháp giục sinh. Hãy trang bị những kiến thức về giục sinh để chuẩn bị tâm lý trước và không lo lắng quá.

Mỗi lần mang thai là mỗi lần trải qua những điều mới mẻ khác nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu chữa trâu (thai già tháng mà không có dấu hiệu chuyển dạ) hay không may mắc phải chứng tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, xuất huyết, suy thai, thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng và dưỡng khí lá nhau, bị vỡ ối 24 – 48 giờ nhưng không có hiện tượng chuyển dạ… nên cần phải giục sinh, có khi bé vẫn chưa sẵn sàng để chào đời. Điều này khiến bạn lo lắng vì bạn không biết phương pháp giục sinh là như thế nào? Nếu đang rơi vào tình huống này, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

1. Một quả bóng được chèn vào cổ tử cung

Điều này nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật. Trước khi dùng hormone pitocin để kích thích cơn đau đẻ (phương pháp giục sinh), bác sĩ sẽ chèn một ống thông (ống thông tiểu Foley) có gắn quả bóng rất nhỏ vào cuối tử cung của bạn. Khi quả bóng được bơm căng nước sẽ gây áp lực lên cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra, quả bóng sẽ được xả nước và ống thông cũng sẽ được lấy ra.

2. Phương pháp giục sinh diễn biến rất chậm

Sau khi tiêm picotin, mọi thứ dường như tiến triển rất chậm. Hầu như không có bất cứ một cơn co thắt trong khoảng 8 – 9 giờ sau đó.

3. Đi bộ

Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều, thậm chí, bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao mình đi bộ nhiều như vậy mà không thấy đau đớn gì trong khi những sản phụ khác cứ lần lượt ra vô phòng sinh.

4. Đói

Bạn sẽ cảm thấy rất đói, nhưng không được ăn bất cứ món đặc nào sau khi tiêm picotin mà chỉ có thể ăn các món lỏng như súp, canh…

5. Vỡ ối nhân tạo

Nếu bạn không có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp vỡ ối nhân tạo. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách luồn que amnihook dọc theo ngón tay và xoay ngược lên để xé rách màng ối.

6. Túi nước ối có thể không vỡ

Bạn chưa bao giờ nghe thấy điều này? Thế nhưng, thực tế là có đấy, nếu sau khi thực hiện vỡ ối nhân tạo mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ để bạn nghỉ ngơi và thực hiện lại phương pháp này một lần nữa.

7. Những cơn co thắt mạnh mẽ

Bạn sẽ phải trải qua những cơn co thắt nhanh và mạnh hơn nhiều so với bình thường. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ khủng khiếp.

8. Nôn mửa

Bạn gần như không ăn bất cứ thứ gì nhưng khi bắt đầu đau đẻ, bạn sẽ muốn nôn mọi thứ có trong dạ dày ra.

9. Không ngồi xổm được

Lúc bạn thấy đau và co thắt, cơ thể bạn sẽ muốn ngồi xổm xuống để đưa đứa bé ra ngoài. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không cho phép bạn làm như vậy vì điều này khiến họ không kiểm soát được tình hình.

10. Cổ tử cung không mở rộng

Trong lúc sinh, bạn sẽ phải đối diện với tình huống này. Dù đã cảm thấy rất đau đớn nhưng cổ tử cung vẫn chưa mở rộng quá 5cm.

11. Gây tê màng cứng

Nếu không thể chịu đựng được nữa, hãy yêu cầu bác sĩ gây tê ngoài màng cứng.

12. Cơn đau của sản phụ là điều bình thường với bác sĩ

Bạn đang quá đau đớn nhưng bác sĩ gây tê lại hết sức từ từ và có vẻ không quan tâm lắm đến cơn đau của bạn. Điều này rất dễ hiểu vì một ngày bác sĩ đã phải tiếp xúc rất nhiều sản phụ và gặp phải những tình huống này. Do đó, cơn đau của các sản phụ trở nên bình thường với những bác sĩ. Bạn cũng không nên quan tâm việc này và đừng nhạy cảm hay tỏ thái độ bực tức. Cố gắng giữ bình tĩnh, bác sĩ vẫn sẽ hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn này. Nếu quá đau, bạn có thể thông báo với bác sĩ biết tình trạng của mình để có hướng xử lý tốt nhất.

13. Kỳ vọng và sợ hãi

Những cơn đau sẽ kéo dài liên tục, thậm chí ngay cả sau khi sinh xong. Đây là điều mà bạn phải đối mặt khi gây tê ngoài màng cứng.

14. Bé cưng chào đời

Trong cơn đau đớn, bạn nghe bác sĩ nói đã nhìn thấy đầu của bé. Điều này sẽ khiến bạn có động lực để vượt qua quá trình đầy gian nan này đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những thông tin hữu ích về phẫu thuật chuyển giới

(72)
Phẫu thuật chuyển giới hiện nay là phương pháp phổ biến giúp nhiều người tìm lại đúng con người thật của mình. Tuy nhiên, phẫu thuật chuyển giới chính ... [xem thêm]

Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi có thật sự hiệu nghiệm?

(73)
Hiện nay, nhiều người sử dụng tỏi như một biện pháp điều trị tăng huyết áp thay thế cho các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, bạn nên biết chữa bệnh ... [xem thêm]

8 cách phòng bệnh sỏi thận tại nhà giúp bạn khỏe mạnh hơn

(17)
Sỏi thận là một căn bệnh có thể khiến bạn phải trải qua những cơn đau vô cùng khó chịu. Liệu có cách phòng bệnh sỏi thận giúp bạn cải thiện sức ... [xem thêm]

8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua

(59)
Các triệu chứng sỏi thận thường rất giống với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ ... [xem thêm]

Cải thiện tâm trạng chỉ với 5 loại thực phẩm

(59)
Nếu bạn đang trong cơn trầm cảm hoặc đang buồn bã vì một lý do nào đó, bạn có thể ăn một số loại thực phẩm nhất định, chúng có thể giúp bạn cải ... [xem thêm]

9 điều bạn nên biết về xét nghiệm máu

(60)
Bạn có thể cần xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ hoặc có bệnh lý cần kiểm tra máu. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có kết ... [xem thêm]

10 lợi ích của quả cam đối với sức khỏe trẻ nhỏ

(67)
Cam là loại quả quen thuộc, giá không hề đắt nhưng lợi ích của quả cam đối với sức khỏe trẻ nhỏ thì lại không kể xiết.Bé cưng nhà bạn rất thích ăn ... [xem thêm]

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư vòm họng không?

(21)
Nội soi vòm họng là cách để bác sĩ nhận biết nhiều những trạng thái bất thường đang diễn ra ở vòm họng của bạn. Đó cũng là cơ sở dữ liệu để bác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN