Những loại thuốc điều trị tăng nhãn áp

(3.86) - 54 đánh giá

Tăng nhãn áp, còn gọi là bệnh thiên đầu thống/glocom, là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt. Bệnh sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tăng nhãn áp ngay khi phát hiện bệnh.

Có 4 loại tăng nhãn áp chính: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến nhất.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nếu bạn bị tăng nhãn áp, việc kiểm tra thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa các vấn đề về thị lực.

Trọng tâm của điều trị bệnh tăng nhãn áp là giảm áp lực trong mắt để bảo vệ dây thần kinh thị giác. Để làm được điều đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống.

Thuốc nhỏ mắt

Điều trị bệnh tăng nhãn áp thường bắt đầu với việc dùng thuốc nhỏ mắt. Loại thuốc này được sử dụng để giúp chất lỏng trong mắt bạn chảy ra tốt hơn. Trong một số trường hợp, chúng cũng có thể làm giảm lượng chất lỏng mà mắt bạn tạo ra.

Đây là một số loại thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp phổ biến:

Chất tương tự Prostaglandin: Những chất này làm tăng lượng chất lỏng chảy ra từ mắt bạn. Chúng cũng giúp giảm bớt áp lực bên trong mắt bạn.

Tác dụng phụ của thuốc thường là:

  • Thay đổi màu da mí mắt
  • Mờ tầm nhìn
  • Đỏ mắt
  • Ngứa mắt

Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

  • Bimatoprost (Lumigan)
  • Latanoprost (Xalatan)
  • Tafluprost (Zioptan)
  • Travoprost (Travatan Z)

Thuốc chẹn beta: Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm lượng chất lỏng mà mắt bạn tạo ra, từ đó giảm áp lực nội nhãn.

Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Khó thở
  • Nhịp tim chậm hơn
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Phiền muộn
  • Mệt mỏi

Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

  • Betaxolol (Betoptic)
  • Timolol (Betimol, Timoptic)

Các chất chủ vận alpha-adrenergic: Thuốc thuộc nhóm này là sự tổng hợp của hai nhóm thuốc trên. Chúng vừa giúp chất lỏng trong mắt chảy ra tốt hơn, vừa giảm lượng chất lỏng mà mắt bạn tạo ra.

Tác dụng phụ thường thấy của thuốc là:

  • Gây ngứa mắt
  • Huyết áp cao
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ
  • Nhịp tim không đều
  • Khô miệng

Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

  • Apraclonidine (Iopodine)
  • Brimonidine (Alphagan P)

Các chất ức chế anhydrase carbonic: hiếm khi được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Chúng làm giảm áp lực mắt theo cơ chế hạn chế việc sản xuất chất lỏng trong mắt của bạn.

Các tác dụng phụ nếu có là:

  • Đau nhói và cay mắt
  • Vị đắng
  • Nhìn mờ

Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

  • Brinzolamide (Azopt)
  • Dorzolamide (Trusopt)

Thuốc kết hợp: Đôi khi bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống hai loại thuốc thuộc hai nhóm khác nhau. Tác dụng phụ phụ thuộc vào việc thuốc bạn uống là thuốc gì.

Một số cách kết hợp thuốc thường thấy là:

  • Timolol và dorzolamide (Cosopt)
  • Brimonidline và timolol (Combigan)
  • Brimonidine và brinzolamide (Simbrinza)

Cholinergic: hiếm khi được sử dụng cho bệnh tăng nhãn áp. Loại thuốc nhỏ mắt này hoạt động theo cơ chế giúp mắt tiết ra nhiều chất lỏng hơn. Bạn thắc mắc làm cách nào để chúng làm được điều này? Rất đơn giản, Cholinergic sẽ làm cho đồng tử của bạn nhỏ đi, nhờ đó tiết ra nhiều chất lỏng hơn.

Tác dụng phụ thường gặp là:

  • Nhìn mờ
  • Cận thị

Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là: Carpine, Isopto.

Thuốc dạng uống

Nếu thuốc nhỏ mắt không đủ để giúp làm giảm áp lực trong mắt, bác sĩ sẽ đi theo con đường này.

Thông thường, nhóm thuốc này là những chất ức chế anhydrase carbonic. Chúng làm giảm áp lực nội nhãn bằng cách làm chậm quá trình sản xuất chất lỏng trong mắt bạn.

Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

  • Acetazolamide (Diamox)
  • Methazolamide (Neptazane)

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Mệt mỏi

  • Đau dạ dày
  • Giảm sút trí nhớ
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Đau nhói ở tay và chân

Cho dù bác sĩ đề nghị bạn điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hay thuốc dạng uống cho bệnh tăng nhãn áp của bạn, điều quan trọng là bạn phải nhỏ mắt và uống thuốc theo đúng chỉ định. Bởi vì bệnh tăng nhãn áp ít khi gây ra triệu chứng cụ thể, nên bạn thường dễ dàng quên thuốc.

Hãy nhớ rằng, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống là chìa khóa để kiểm soát áp lực nội nhãn, cũng là chìa khóa giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng do tăng nhãn áp gây nên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 món ăn nhẹ vừa ngon vừa bổ dành cho mẹ bầu

(52)
Khi mang thai, mẹ thường xuyên thèm ăn. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ không có gì phải lo lắng. Song mẹ đã biết những món ăn nhẹ bổ dưỡng trong thời ... [xem thêm]

4 nguyên nhân hàng đầu gây chướng bụng ở trẻ nhỏ

(87)
Tình trạng chướng bụng ở trẻ thường làm cho các bậc phụ huynh lo lắng, nhất là khi bạn không biết được nguyên nhân của nó là gì, trong khi các bé lại ... [xem thêm]

Ăn cải bó xôi khi mang thai: Dù tốt cũng không được lạm dụng

(57)
Việc thường xuyên ăn cải bó xôi trong thời gian mang thai không chỉ giúp bà bầu có sức khỏe tốt mà còn đem đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sự phát triển ... [xem thêm]

Cộng đồng LGBT có nguy cơ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe

(82)
Có thể bạn chưa biết nhưng cộng đồng LGBT có nguy cơ về sức khỏe cao hơn người dị tính cũng một phần vì căng thẳng do bị phân biệt đối xử.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Các bài thuốc dân gian chữa trị đau khớp ngón tay

(60)
Đau khớp ngón tay là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường xảy ra với nhân viên văn phòng, những người phải nhập liệu, làm việc máy tính ... [xem thêm]

Canxi: Những điều cần biết

(44)
Tại sao canxi rất quan trọng cho sức khỏe? Canxi là một khoáng chất được tìm thấy trong cơ thể của bạn. Hầu hết canxi được tìm thấy trong xương và răng. ... [xem thêm]

Viêm buồng trứng

(74)
Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa ít gặp. Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa nặng. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe sinh sản ... [xem thêm]

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không?

(11)
Phụ nữ mê shopping hơn khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đàn ông mê mùi hương của phái đẹp đang “đến tháng”… Còn rất nhiều điều bất ngờ về “ngày ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN