Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh là lành hay ác tính?

(3.59) - 52 đánh giá

Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh là một bệnh về da thường gặp. Đây không phải là một căn bệnh nghiêm trọng, cũng không gây hại bé và thường tự biến mất mà không cần điều trị.

Ban đỏ nhiễm độc (Erythematoxicum neonatorum) hay còn gọi là mụn trứng cá thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy có tên gọi là ban đỏ nhiễm độc nhưng đây là một loại ban lành tính. Nó cũng không giống như mụn trứng cá thường gặp ở người trưởng thành.

Nguyên nhân bé bị ban đỏ nhiễm độc?

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh ban đỏ nhiễm độc vẫn chưa xác định được. Ban đỏ nhiễm độc không phải do nhiễm trùng, dị ứng và cũng không liên quan đến việc bé bú mẹ hay bú bình, nhưng các mụn nhỏ đầy mủ sẽ xuất hiện khi bé bị bệnh này.

Ban đỏ nhiễm độc có phổ biến không?

Ban đỏ nhiễm độc rất phổ biến, cứ 10 bé thì có khoảng 4 – 5 bé bị mắc bệnh. Thông thường, ban đỏ nhiễm độc xuất hiện ở các bé khỏe mạnh, sinh đủ tháng. Tình trạng phát ban có thể xảy ra trong 48 giờ đầu tiên sau khi sinh, nhưng đa số thường xuất hiện khi bé hơn 2 ngày tuổi.

Ngoài ra, ban đỏ nhiễm độc cũng thường xảy ra ở các bé nặng cân, sinh ra vào mùa hè hoặc mùa thu và bé được cho bú sữa ngoài.

Triệu chứng của ban đỏ nhiễm độc

Triệu chứng chủ yếu của ban đỏ nhiễm độc là các chấm nhỏ màu đỏ, thường xuất hiện ở mặt và thân. Đôi lúc chúng cũng xuất hiện trên cánh tay và chân, nhưng lòng bàn tay hoặc bàn chân thì rất hiếm.

Cũng có khi ban đỏ là các mảng đầy mụn mủ hoặc các mụn nhỏ có mủ. Chúng có thể nổi nhiều hoặc ít và thường có kích thước khác nhau ở những vị trí khác nhau. Các chấm đỏ này thường trở nên mờ khi bạn ấn xuống. Ban đỏ nhiễm độc đôi khi chỉ xuất hiện thoáng qua, có khi các vết ban vừa biến mất ở vị trí này thì ở vị trí khác lại có dấu mới xuất hiện.

Nếu nghi ngờ bé bị ban đỏ nhiễm độc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác. Điều này càng quan trọng nếu bé có các triệu chứng như sốt, không ăn hay buồn ngủ… Với những dấu hiệu này, đôi lúc trẻ có thể bị nhiễm một loại bệnh khác.

Thông thường, bác sĩ dễ dàng phát hiện bé đang phát ban mà không cần phải kiểm tra. Nếu không xác định được nguyên nhân hoặc bé cảm thấy không khỏe, khi đó mới cần đến xét nghiệm.

Điều trị ban đỏ nhiễm độc

Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào cho bệnh ban đỏ nhiễm độc vì bệnh này sẽ tự khỏi. Nếu bé bị ban đỏ nhiễm độc, bạn không quá lo lắng khi thấy bé khó chịu hay đau đớn. Tuy nhiên, da bé trở nên đỏ hơn và điều này có thể gây mất thẩm mỹ.

Bạn cũng nên lưu ý là đừng tắm cho bé quá nhiều, nặn hay làm bể bất kỳ mụn mủ nào vì da bé rất nhạy cảm. Điều này sẽ dễ khiến bé bị nhiễm trùng da. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng các sản phẩm không có mùi thơm và dịu nhẹ với da để tắm cho bé.

Ban đỏ nhiễm độc thường kéo dài bao lâu?

Thông thường, phát ban chỉ kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, những vết phát ban hoàn toàn biến mất trong vòng hai tuần và thỉnh thoảng chúng sẽ phát lại cho đến khi bé được 6 tuần.

Ban đỏ nhiễm độc có ảnh hưởng lâu dài?

Ban đỏ nhiễm độc tự nổi rồi tự biến mất, để lại làn da bình thường. Tuy nhiên, sau khi nổi ban, một số bé có làn da khô, chàm hoặc các vấn đề về da khác nhưng nguyên nhân không liên quan đến ban đỏ nhiễm độc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phân biệt bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

(42)
Mọi người thường tin rằng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là một. Tuy nhiên, đây là 2 loại bảo hiểm riêng biệt với chức năng và mục đích ... [xem thêm]

Cách kiểm soát nỗi phiền muộn cho cuộc sống tốt đẹp hơn

(14)
Cuộc sống không phải lúc nào cũng luôn dễ dàng và thoải mái. Mỗi người chúng ta đều có phiền muộn và phản ứng với chúng theo cách riêng. Một vài người ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách sống chung với bệnh mù màu chưa?

(40)
Nhiều người nghĩ rằng, khi mắc bệnh mù màu, cuộc sống của họ sẽ đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số cách giúp bạn giải quyết các ... [xem thêm]

6 cách đơn giản giảm chứng đau lưng cho mẹ

(66)
Việc sử dụng tinh dầu để giảm đau lưng là một gợi ý thú vị, biện pháp này có nhiều lợi ích về mặt chống viêm và chống co thắt.Theo các chuyên gia, cơn ... [xem thêm]

Siêu âm thai 4D và những điều mẹ bầu nên biết

(57)
Nhiều phụ nữ mong muốn nhìn thấy mặt của con yêu cũng như những cử động của bé dù đang còn trong bụng mẹ nên đã lựa chọn cách siêu âm thai 4D. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai

(61)
Kinh nguyệt đôi khi gây khó chịu cho bạn nhưng nếu đến ngày mà bạn không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì rõ là không vui và bạn sẽ thấy nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Những triệu chứng rubella đặc biệt cần lưu tâm

(50)
Bệnh rubella thường gặp ở trẻ em, nhưng mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Nếu thai phụ bị bệnh rubella thì em bé sinh ra dễ bị một số khiếm ... [xem thêm]

Có nên loại bỏ đờm trong cổ họng?

(24)
Đờm trong cổ họng cũng giống như gỉ mắt: bạn không biết chúng được hình thành như thế nào nhưng lại cảm thấy mất vệ sinh, khó chịu và muốn loại bỏ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN