Những hiểu lầm thường gặp về tuổi mãn kinh ở phụ nữ

(3.9) - 15 đánh giá

Mãn kinh là giai đoạn mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua trong cuộc đời. Trong giai đoạn này, buồng trứng đã ngừng hoạt động và phụ nữ sẽ mất kinh nguyệt. Dù là một thời kỳ hết sức quan trọng nhưng vẫn còn rất nhiều người có những suy nghĩ sai về tuổi mãn kinh ở phụ nữ.

Hãy cùng Hello Bacsi “vạch trần” những hiểu lầm của chúng ta về tuổi mãn kinh ở phụ nữ và những sự thật đằng sau chúng nhé!

1. Độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu ở tuổi 50?

Mặc dù độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ thường dao động trong khoảng 50 – 55 tuổi, tuy nhiên, bạn có thể bước vào giai đoạn mãn kinh từ rất sớm (ngoài 30 tuổi) hoặc rất trễ (sau 60 tuổi). Thực tế, tuổi mãn kinh ở phụ nữ không phải là một con số cố định, nó khác nhau ở mỗi người. Nếu không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong vòng 12 tháng, bạn chắc chắn đã bước vào thời kỳ mãn kinh.

2. Giai đoạn mãn kinh thường chỉ kéo dài 1 – 2 năm nên không cần điều trị các triệu chứng?

Trên thực tế, cơ thể chúng ta có thể mất khá nhiều thời gian mới chuyển hẳn sang giai đoạn mãn kinh, quá trình chuyển đổi này thường được gọi là tiền mãn kinh.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt của bạn bắt đầu xuất hiện không đều đặn và chu kỳ kinh cũng không kéo dài như trước. Chức năng của buồng trứng bắt đầu suy giảm, từ đó dẫn đến tình trạng thay đổi nồng độ một số hormone như estrogen và progesterone. Chính sự thay đổi nội tiết tố này đã gây nên một số triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, khó chịu và thay đổi tâm trạng.

Nói cách khác, bạn có thể gặp các triệu chứng tiền mãn kinh trong nhiều năm trước khi thật sự bước vào giai đoạn mãn kinh, giai đoạn này sẽ kéo dài suốt cuộc đời còn lại của bạn.

Nếu các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm sinh lý… bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn và điều trị.

3. Phụ nữ tuổi mãn kinh rất dễ tăng cân?

Mặc dù việc tăng cân không mong muốn rất dễ xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh, tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể tránh được. Khi bước sang giai đoạn này, nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm nhanh, từ đó dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố.

Trong giai đoạn này, cơ thể bạn kích hoạt cơ chế tự bảo vệ bằng cách tích trữ lại chất béo, đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Do đó, nếu muốn duy trì cân nặng ổn định, bạn cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên nhằm giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể.

4. Mãn kinh dẫn đến loãng xương?

Trên thực tế, tình trạng mãn kinh không có mối liên hệ trực tiếp nào với loãng xương. Thông thường, phụ nữ lớn tuổi (trùng với thời kỳ mãn kinh) thường mất đi 10% khối lượng xương trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng hiểu lầm là mãn kinh dẫn đến loãng xương.

Tuy nhiên, nếu gia đình có tiền sử loãng xương cộng với việc bạn có chế độ ăn và lối sống không kiểm soát, nguy cơ loãng xương của bạn có thể tăng lên gấp 2 lần. Bằng cách giảm căng thẳng, thực hiện các bài tập thể dục và duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tình trạng loãng xương.

5. Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục?

Phụ nữ vẫn có thể tận hưởng đời sống tình dục của mình ở tuổi 30 – 90. Tuy nhiên, do mất cân bằng nội tiết tố nên ham muốn tình dục của phái nữ có thể giảm dần khi càng lớn tuổi. Ngoài ra, các yếu tố khác như hiện tượng khô âm đạo, mệt mỏi và khó chịu có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục.

Phụ nữ có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm lại hứng thú của bản thân và tận hưởng cuộc sống tình dục bình thường dù ở độ tuổi nào. Để làm được điều này, bạn nên đến gặp bác sĩ phụ sản để được thăm khám, đánh giá những ảnh hưởng một cách cụ thể. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp phù hợp với bạn.

6. Có kinh nguyệt càng sớm thì sẽ mãn kinh càng sớm

Mọi người thường có lầm tưởng rằng nếu phụ nữ có kinh nguyệt càng sớm thì sẽ mãn kinh càng sớm. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Những người có kinh nguyệt trễ hơn bình thường lại có nhiều khả năng mãn kinh sớm hơn. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ:

  • Hút thuốc (kể cả hút thuốc thụ động) có thể dẫn đến mãn kinh sớm.
  • Sinh nhiều con cũng là nguyên nhân góp phần làm chậm quá trình mãn kinh.
  • Bạn có thể dự đoán được độ tuổi mãn kinh của mình khi căn cứ vào tuổi mãn kinh của mẹ.

7. Bốc hỏa là dấu hiệu đầu tiên của mãn kinh

Bạn thường bị bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh, tuy nhiên, còn rất nhiều triệu chứng khác có thể báo hiệu quá trình mãn kinh của bạn, bao gồm mất ngủ, tăng cân, rụng tóc, thèm ăn, khó chịu và lo lắng nhiều. Do có quá nhiều dấu hiệu mãn kinh, phụ nữ rất khó xác định rõ và thường nhầm lẫn tình trạng này với rối loạn nội tiết tố thông thường.

8. Chỉ có liệu pháp hormone thay thế mới giúp điều trị triệu chứng mãn kinh

Mặc dù liệu pháp hormone thay thế đem lại hiệu quả trong việc giảm biểu hiện của một số triệu chứng thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên cũng có một số cách khác có thể làm giảm tần suất và cường độ của các triệu chứng này, ví dụ như tập thể dụng thường xuyên có thể kiểm soát các cơn bốc hỏa, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, bạn cần ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ có thể làm các triệu chứng trở nên tệ hơn như béo phì, trầm cảm và lo lắng có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng của bạn.

Dù xã hội ngày càng phát triển nhưng nhiều người vẫn còn hiểu lầm về tuổi mãn kinh ở phụ nữ. Mãn kinh là giai đoạn mà phụ nữ thường rất nhạy cảm và dễ bốc hỏa. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ và thu thập những thông tin đúng đắn về giai đoạn này để có tâm thế sẵn sàng bước vào giai đoạn mãn kinh.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH)

(68)
Tìm hiểu chungHội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là gì?Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến phụ nữ. ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thứ phát và những nguyên nhân ít ai ngờ đến

(41)
Ngày nay, tăng huyết áp thứ phát có thể dễ dàng phát sinh bởi nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe, bao gồm béo phì, bệnh thận hay rối loạn hormone.Tăng ... [xem thêm]

3 bài tập đơn giản hô biến chứng đau xương cùng

(36)
Đau xương cùng khiến cho việc đứng hoặc ngồi của bạn đều trở nên khó khăn. Vậy đặc điểm của tình trạng này là gì?Nếu bạn là phụ nữ ngoài 50 hay ... [xem thêm]

Điều hòa thụ thể estrogen có chọn lọc để trị ung thư vú

(47)
Những tế bào trong cơ thể đều có thụ thể estrogen, nhưng mỗi loại tế bào sẽ có một thụ thể tiếp nhận estrogen khác nhau. Chất điều hòa thụ thể estrogen ... [xem thêm]

Mặt nạ ánh sáng sinh học: Xu hướng điều trị mụn năm 2019

(74)
Nhiều năm qua, việc ứng dụng laser để điều trị da liễu, thẩm mỹ nội khoa đã không còn lạ lẫm và được coi là một trong những công nghệ tiên tiến của ... [xem thêm]

Bật mí 7 tác dụng thú vị của tinh dầu xá xị

(72)
Tinh dầu xá xị được chiết xuất từ nhựa cây. Loại dầu này khá được yêu thích trong liệu pháp mùi hương nhờ vào khả năng giảm stressBạn đã bao giờ nghe ... [xem thêm]

Rối loạn kinh nguyệt

(32)
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các thông tin xoay quanh vấn đề ... [xem thêm]

Tập cơ bụng 6 múi với 28 bài tập đỉnh cao

(53)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN