Xét nghiệm testosterone để phát hiện sớm bệnh ung thư

(4.29) - 59 đánh giá

Kết quả xét nghiệm testosterone quá ít ở nam giới hoặc quá nhiều ở phụ nữ có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư tinh hoàn hay ung thư buồng trứng. Vậy chỉ số testosterone thế nào mới bình thường?

Testosterone là androgen, hay hormone giới tính đóng một vai trò trong tuổi dậy thì, khả năng sinh sản và ham muốn tình dục. Hormone testosterone được sản xuất ở cả cơ thể nam và nữ. Ở nam giới, tinh hoàn sản xuất hầu hết testosterone. Ở nữ giới, việc sản xuất testosterone xảy ra chủ yếu ở buồng trứng.

Testosterone có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các yếu tố sau đây:

  • Thể lực
  • Lông trên cơ thể
  • Khối lượng xương
  • Khối lượng cơ bắp

Dưới đây, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách đánh giá kết quả xét nghiệm testosterone, cách thức thực hiện và hướng điều trị nhé!

Đánh giá kết quả xét nghiệm testosterone

Nồng độ testosterone có thể giảm tự nhiên do tuổi tác hoặc do các tình trạng sức khỏe khác. Nồng độ testosterone thấp hoặc cao bất thường ở nam và nữ có thể chỉ ra các tình trạng nghiêm trọng khác nhau, gồm ung thư buồng trứng hoặc tinh hoàn.

Xét nghiệm testosterone ở nam giới

Kết quả xét nghiệm testosterone bình thường ở nam giới trưởng thành:

  • Tuổi từ 19 – 49: 249 – 836 ng/dL
  • Tuổi từ 50 trở lên: 193 – 740 ng/dL

Một trong những lý do phổ biến để thực hiện xét nghiệm testosterone là do dậy thì sớm hoặc muộn. Mức độ testosterone thấp ở nam giới còn được gọi là suy sinh dục. Các triệu chứng của suy sinh dục ở nam bao gồm:

  • Giảm lông cơ thể
  • Rối loạn cương dương
  • Giảm khối lượng cơ bắp
  • Ham muốn tình dục thấp
  • Sự phát triển của mô vú hay còn gọi là gynecomastia

Ngoài ra, tình trạng testosterone thấp có thể vì các nguyên nhân sau đây:

  • Dậy thì muộn
  • Mắc bệnh vùng dưới đồi, bệnh tuyến yên
  • Tổn thương tinh hoàn do chấn thương, nghiện rượu hoặc quai bị

Một số bệnh di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm testosterone bao gồm hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann và loạn dưỡng cơ.

Kết quả xét nghiệm testosterone ở nam giới quá cao có thể do các nguyên nhân:

  • Khối u tinh hoàn
  • Phát triển, dậy thì sớm
  • Khối u tuyến thượng thận
  • Lạm dụng anabolic steroid
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh
  • Hội chứng không nhạy cảm androgen
  • Cường giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức

Sau tuổi 40, mức độ testosterone của nam giới giảm trung bình ít nhất 1% mỗi năm. Một số triệu chứng của testosterone thấp, đặc biệt là chứng rối loạn cương dương thường thấy ở nam giới trên 40. Ở những người mắc bệnh béo phì, bất kể độ tuổi nào cũng có nguy cơ cao có mức testosterone thấp.

Xét nghiệm testosterone ở nữ giới

Kết quả xét nghiệm testosterone bình thường ở nữ giới trưởng thành:

  • Tuổi từ 19 – 49: 8 – 48 ng/dL
  • Tuổi từ 50 trở lên: 2 – 41 ng/dL

Kết quả xét nghiệm testosterone quá cao ở phụ nữ có thể dẫn đến các vấn đề:

  • Khô âm đạo
  • Giọng nói trầm
  • Sự phát triển của lông mặt và cơ thể
  • Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh

Nguyên nhân gây nhiều testosterone có thể bao gồm:

  • Khối u tuyến thượng thận
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh
  • Ung thư buồng trứng hoặc khối u

Nguyên nhân khiến kết quả xét nghiệm testosterone quá cao ở phụ nữ là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể gây khó khăn cho việc mang thai và ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Các xét nghiệm testosterone cũng có thể sử dụng cho các bé trai và bé gái để kiểm soát phát triển đúng hướng hoặc khi cha mẹ nhận thấy dậy thì muộn. Bé trai có lượng testosterone thấp có thể phát triển chậm, không có lông trên cơ thể và cơ bắp phát triển kém.

Cách thực hiện xét nghiệm testosterone

Để kiểm tra mức testosterone, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu đơn giản bao gồm các bước sau:

1. Làm sạch khu vực lấy máu, thường là từ tĩnh mạch cánh tay hoặc mu bàn tay.

2. Buộc một dải thun quanh cánh tay trên

3. Dùng kim tiêm vô trùng đâm vào tĩnh mạch rồi lấy máu

4. Sau khi lấy máu, tháo dây chun và kim ra khỏi cánh tay

5. Tạo áp lực lên vị trí tiêm để cầm máu và ngăn ngừa bầm tím

6. Sử dụng băng gạc hoặc băng keo cá nhân y tế dán vào vết tiêm

7. Sau đó mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mức testosterone và làm sai lệch kết quả kiểm tra. Điều quan trọng là bạn cần phải nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc không kê đơn và thuốc theo toa. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm testosterone bao gồm:

  • Steroid
  • Liệu pháp estrogen
  • Thuốc chống co giật
  • Liệu pháp androgen
  • Thuốc an thần barbiturat
  • Thuốc hỗ trợ sinh sản clomiphene

Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm testosterone trong khoảng thời gian từ 7 – 10 giờ sáng do nồng độ hormone cao nhất vào buổi sáng. Hoặc cũng có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm lặp lại để theo dõi sự thay đổi hormone trong suốt cả ngày.

Khi xét nghiệm testosterone bằng cách lấy máu, bạn có thể gặp một số rủi ro như ngất xỉu, chóng mặt, nhiễm trùng và chảy máu quá nhiều.

Cách điều trị sau khi xét nghiệm testosterone

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tình trạng testosterone thấp là liệu pháp thay thế testosterone (TRT). TRT được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm, miếng dán da hoặc gel bôi ngoài da có chứa testosterone bổ sung lượng thiếu trong cơ thể bạn.

Tuy nhiên, TRT được biết đến có khả năng gây ra có một số rủi ro và tác dụng phụ:

  • Mụn trứng cá
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Hình thành cục máu đông
  • Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung như steroid có ảnh hưởng bất thường đến mức testosterone, bạn hãy thông báo bác sĩ để tư vấn cách xử lý hoặc đề nghị dùng thuốc khác thay thế.

Lối sống có thể giúp cân bằng mức testosterone trong cơ thể, chẳng hạn như tập thể dục xây dựng cơ bắp và giảm cân lành mạnh thông qua thay đổi chế độ ăn uống.

Nồng độ testosterone có thể thay đổi đơn giản dựa trên tuổi tác, chế độ ăn uống, chế độ thuốc hay mức độ hoạt động của bạn. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ về hướng điều trị và kiên trì thực hiện theo chỉ định để cải thiện tình trạng hiệu quả hơn nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 điều thú vị cần biết về bao cao su cho nữ

(86)
Nữ giới thường khó mở lời với người “ấy” về việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, giờ đây các bạn có thể tự bảo vệ cả hai ... [xem thêm]

Bạn đã biết dùng Cetirizine 10 mg để chống dị ứng?

(72)
Cetirizine, đặc biệt là Cetirizine 10mg (còn gọi là Cetirizine dihydrochloride 10mg) là loại thuốc phổ biến trong điều trị các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, có ... [xem thêm]

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị viêm đại tràng

(46)
Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình ... [xem thêm]

5 quy tắc chăm sóc da dầu mụn mà bạn nên biết!

(53)
Mụn có xu hướng phát sinh nhiều ở những cô gái sở hữu làn da dầu. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tìm hiểu làm thế nào để chăm sóc da dầu mụn ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa giấc ngủ ảnh và chữa bệnh cao huyết áp

(99)
Theo một số chuyên gia, mọi người nên tập thói quen chú trọng giấc ngủ như một cách chữa bệnh cao huyết áp đơn giản và hiệu quả.Áp dụng lối sống lành ... [xem thêm]

8 lỗi thường gặp khiến bạn dễ “mất điểm” trong nụ hôn đầu

(90)
Nếu không trang bị những kỹ năng cơ bản khi gần gũi nhau, rất có thể nụ hôn đầu của bạn sẽ trở thành “thảm họa” của cả hai đấy!Mối quan hệ say ... [xem thêm]

Vì sao bạn không nên uống nước ép trái cây đóng chai?

(45)
Nước ép trái cây đóng chai vừa tiện lợi lại có hương vị thơm ngon, tuy nhiên loại thức uống này lại gây nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn!Nhịp sống ... [xem thêm]

Quan hệ chưa xuất tinh có thai không? Sự thật bất ngờ!

(21)
Quan hệ chưa xuất tinh có thai không? Hầu như mọi người đều nghĩ rằng đàn ông không xuất tinh khi quan hệ tình dục thì người nữ không có khả năng thụ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN