Những điều bạn cần biết về vắc xin viêm não Nhật Bản

(3.58) - 83 đánh giá

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị muỗi đốt trong các khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Bệnh viêm não Nhật Bản tuy hiếm gặp, nhưng nếu mắc phải sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, hiểu được cách phòng ngừa cũng chính là một phương pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết về cách phòng ngừa viêm não Nhật Bản nhé!

Tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản

Bất cứ ai trong độ tuổi nào cũng cần tiêm ngừa viêm não Nhật Bản, đặc biệt là những người thường xuyên công tác ở nơi xa và khách du lịch. Việc tiêm chủng ngừa đặc biệt quan trọng nếu:

  • Bạn du lịch đến nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao vào mùa mưa;
  • Bạn về quê ở vùng nông thôn có ruộng lúa, đầm lầy hoặc gần nơi chăn nuôi lợn;
  • Bạn chuẩn bị đi vào rừng hoặc cắm trại, nơi có nhiều muỗi;
  • Bạn làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus.

Nếu bạn phải đến quốc gia đang bùng phát dịch viêm não Nhật Bản, hãy đến gặp bác sĩ ít nhất 6–8 tuần trước khi đi để xem liệu bạn có nên chủng ngừa hay không.

Những thông tin về vắc xin viêm não Nhật Bản

Muốn được bảo vệ đầy đủ, bạn phải tiêm chủng ngừa đủ 2 lần, mũi thứ 2 cách lần tiêm thứ nhất 28 ngày. Những người trong độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi cần tiêm ngừa theo lịch trình tăng tốc, ở đó liều thứ hai được tiêm 7 ngày sau lần thứ nhất. Bạn phải hoàn thành cả 2 mũi tiêm này ít nhất 7 ngày trước khi tiếp xúc với siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản.

Chi phí của thuốc chủng ngừa viêm não Nhật Bản có thể khác nhau ở các phòng khám. Mỗi liều thuốc có giá khoảng 2,6 triệu đồng/người, vì thế bạn nên dự tính khoản này vào ngân sách cho chuyến đi. Nếu bạn tiếp tục có nguy cơ bị nhiễm virus thì nên tiêm vắc xin bổ sung 12 đến 24 tháng sau khi tiêm lần đầu.

Tác dụng phụ của vắc xin viêm não Nhật Bản

Có tới 40% người có phản ứng phụ nhẹ và kéo dài trong thời gian ngắn với vắc xin viêm não Nhật Bản, chẳng hạn như:

  • Đau rát;
  • Đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm;
  • Nhức đầu;
  • Đau cơ.

Các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn như nổi ban đỏ, ngứa ngáy (nổi mề đay hoặc phát ban), sưng mặt và khó thở thường rất hiếm gặp.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào sau khi tiêm phòng, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt hoặc gọi cho 115 để được tư vấn.

Đối tượng nào không nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?

Vắc xin chủng ngừa viêm não Nhật Bản tương đối an toàn, nhưng bạn nên nói với bác sĩ hoặc y tá nếu bị sốt cao, đang mang thai hoặc cho con bú.

Các bé dưới 2 tháng tuổi cũng không nên tiêm ngừa vắc xin phòng viêm não Nhật Bản vì độ an toàn và hiệu quả của nó vẫn chưa rõ với nhóm tuổi này. Ngoài ra, bạn không nên tiêm ngừa nếu đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin trong quá khứ.

Những biện pháp tránh muỗi đốt

Vì tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản không hiệu quả 100% nên bạn hãy tự bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt khi đang đi du lịch hoặc ở trong các khu vực có nguy cơ bị bệnh bằng cách:

  • Khóa chặt cửa sổ và cửa ra vào khi ngủ trong phòng;
  • Nếu bạn ngủ ở ngoài trời khi cắm trại, hãy sử dụng màn có tẩm thuốc chống muỗi permethrin;
  • Phun thuốc diệt muỗi vào buổi chiều tối vì muỗi mang virus viêm não Nhật Bản thường hoạt động mạnh nhất vào thời gian này;
  • Nên mặc quần, áo dài và mang vớ;
  • Mặc quần áo rộng vì muỗi có thể cắn qua quần áo bó sát;
  • Thoa kem chống muỗi.

Thuốc chống côn trùng đốt

Bạn có thể tìm mua các loại thuốc chống côn trùng đốt ở nhà thuốc. Nhiều loại có chứa chất diethyltoluamide (DEET) (viết tắt của hợp chất N,N – Diethyl – meta- toluamide, dùng phổ biến trong các sản phẩm chống/diệt côn trùng, muỗi…). Tuy nhiên, nếu bị dị ứng với DEET, bạn hãy dùng loại có chứa dimethyl phthalate hoặc dầu bạch đàn.

Khi sử dụng thuốc chống côn trùng, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Không sử dụng trên vết cắt, vết thương hở hoặc vùng da bị kích thích;
  • Không bôi lên mắt, miệng và tai;
  • Không phun trực tiếp lên mặt mà hãy xịt vào tay rồi mới thoa lên mặt;
  • Không cho con tự sử dụng mà bố mẹ hãy thoa cho bé;
  • Thoa sau lớp kem chống nắng;
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi sử dụng;
  • Luôn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nếu bạn hoặc bé có phản ứng lạ với thuốc chống côn trùng đốt (da bị đỏ) thì hãy ngừng sử dụng nó ngay lập tức. Hãy rửa sạch vùng bị đốt và liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế địa phương nếu bạn đang ở nước ngoài.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc tiêm ngừa phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Testosterone

(63)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm testosteroneBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm testosterone là gì?Testosterone là một hormone giới tính nam lưu ... [xem thêm]

Tại sao cần xét nghiệm công thức máu khi mang thai?

(99)
Xét nghiệm công thức máu cung cấp những thông tin quan trọng về loại và số lượng tế bào trong máu để chẩn đoán các bệnh như bệnh đa hồng cầu, thiếu ... [xem thêm]

Xét nghiệm virus viêm gan B: Những điều bạn cần biết

(54)
Hiện nay, thuốc chữa viêm gan B vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc viêm gan bạn có ... [xem thêm]

8 nguyên nhân gây đau hàm khi mang thai ít ai ngờ

(94)
Bạn đang bị đau hàm? Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn hoặc nói chuyện. Bạn đang tìm cách để giảm bớt tình trạng này? Nếu vậy, hãy cùng ... [xem thêm]

Ngâm chân nước nóng: Tác dụng, cách làm và lưu ý

(49)
Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên việc chăm sóc bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng ... [xem thêm]

Vì sao bệnh nhân cơ xương khớp lại cần cuốn Cẩm nang Giảm Đau?

(98)
Viêm khớp là một bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Thực tế, “viêm khớp” không phải là tên gọi của một căn bệnh duy nhất mà ... [xem thêm]

Bệnh viện 103 có tốt không?

(32)
Bệnh viện 103 (Bệnh viện Quân y 103) thuộc Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bệnh viện được thành lập vào ngày 20/12/1950 với tên gọi Đội điều ... [xem thêm]

Hiến máu có tốt cho sức khỏe của bạn không?

(46)
Bạn băn khoăn liệu đi hiến máu có tốt không? Thực tế, đây không chỉ là một nghĩa cử đối với người nhận mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN