Những điều bạn cần biết về trị sỏi thận bằng rau om

(3.98) - 84 đánh giá

Trị sỏi thận bằng rau om là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải lưu ý một số thông tin nếu thực hiện phương pháp này.

Khi nước tiểu bão hòa do nồng độ các chất thải như canxi, axit uric… trong nước tiểu quá cao sẽ hình thành nên sỏi thận. Thông thường, bạn sẽ không nhận thấy bất cứ triệu chứng sỏi thận nào. Tuy nhiên, khi sỏi thận di chuyển, bạn sẽ có một số triệu chứng sỏi thận.

Bên cạnh những biện pháp y tế điều trị sỏi thận, như thuốc trị sỏi thận hoặc tán sỏi thận, nhiều người Việt còn chữa trị sỏi thận bằng rau om. Vậy thực hư về thông tin này như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.

Rau om là gì?

Rau om, còn gọi là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ. Tên khoa học của rau om là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae.

Mọi người thường hái lá non rau om để ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua. Trong y dược, các chuyên gia đã dùng rau om ở dạng tươi hoặc khô.

Rau ngổ có nước (92%), protid (2,1%), 1,2% glucid, cenluloza (2,1%), tro (0,8%), vitamin B (0,29%), vitamin C (2,11%), caroten (2,11%), tinh dầu (0,1%), các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Theo các nghiên cứu, rau om có các hoạt tính sau:

  • Chống oxy hóa: theo các nghiên cứu, nước chiết rau om bằng methanol và các tinh dầu của L. aromatica có khả năng thu các gốc tự do, các gốc no và chống được phản ứng per-oxy hóa lipid.
  • Kháng khuẩn: chất flavonoid trong rau om có tính diệt các vi khuẩn như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E. coli, Salmonella typhimurium bằng cách sát trùng đường ruột và đường tiểu.
  • Tiêu diệt tế bào ung thư: theo một nghiên cứu, rau om có chứa nevadensin giúp diệt tế bào ung thư dalton lymphoma và Ehrlich ở chuột. Khả năng diệt tế bào lên đến 100% ở nồng độ 75mcg/ml

Vì sao rau om giúp trị sỏi thận?

Theo Đông y, rau om có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, giúp giải nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư

Rau om giúp trị sỏi thận là nhờ vào công dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu và tăng lọc ở cầu thận. Trên thực tế, điều trị sỏi thận bằng rau om là một biện pháp dân gian phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn bài thuốc vừa đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả. Sau đây là một vài bài thuốc trị sỏi thận bằng rau om.

Bài thuốc trị sỏi thận bằng rau om

Bài thuốc 1

Bạn rửa sạch 50g rau om tươi và giã nát, vắt lấy nước và thêm ít muối để dễ uống. Bạn uống nước vắt này 2 lần/ngày, trong khoảng 5-7 ngày để có hiệu quả.

Bạn cũng có thể kết hợp rau om với râu bắp, mã đề hoặc cây cối xay trong bài thuốc này.

Bài thuốc 2

Bạn dùng 50 – 100g rau om tươi để xay sinh tố và uống. Một cách khác là bạn nấu rau om với 2 chén nước. Sau khi nước sôi 20 phút thì tắt bếp, đợi nước ấm và uống. Áp dụng bài thuốc này trong 15 – 30 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc 3

Phơi khô rau om và đem một ít đi sắc nước mỗi lần uống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rau ngổ trong những món ăn hàng ngày như nấu canh chua, phở…

Những lưu ý khi trị sỏi thận bằng rau om

  • Rửa sạch mỗi lần dùng rau om vì cây có nhiều lông tơ khiến vi khuẩn vẫn còn trú ngụ nếu không rửa kỹ. Bạn có thể ngâm rau om với nước muối để tránh ngộ độc thực phẩm.
  • Đừng nhầm lẫn rau om với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour) thuộc họ Cúc, là loại cây sống nổi trên mặt nước.
  • Sau một thời gian trị sỏi thận bằng rau om, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra tình trạng. Nếu bệnh không giảm, bạn nên hỏi bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
  • Hiệu quả trị sỏi thận bằng rau om tùy thuộc vào từng cơ địa. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Máy rửa mặt và 6 lầm tưởng cần thay đổi ngay

(74)
Mặc dù xuất hiện trên thị trường từ rất lâu nhưng hiện nay việc sử dụng máy rửa mặt để làm sạch sâu làn da vẫn đang là xu hướng chăm sóc da được ... [xem thêm]

Gây mê nha khoa có an toàn với phụ nữ đang cho con bú?

(14)
Gây mê trong nha khoa áp dụng được với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, với phụ nữ cho con bú, liệu phương pháp này có an toàn? Thực hiện gây mê trong ... [xem thêm]

3 bí quyết ngăn ngừa stress cuối năm để phòng tránh đột quỵ

(15)
Kiểm soát stress luôn là mục tiêu hàng đầu trong việc phòng tránh đột quỵ, đặc biệt là trong khoảng thời gian cuối năm. Thời điểm này là một trong những ... [xem thêm]

Lấy lại vóc dáng bằng 13 vị trí bấm huyệt giảm cân đơn giản

(34)
Tết đã trôi qua rồi, hẳn bạn đã có một kỳ nghỉ với tràn ngập những món ăn dầu mỡ, nước ngọt không chỉ khiến tiêu hóa khó khăn mà cân nặng cũng ... [xem thêm]

8 điều bạn nên biết để không lầm tưởng khi tiêm botox

(19)
Những nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều do lão hóa nên bạn muốn tiêm botox để lấy lại nét thanh xuân cho làn da? Mặc dù phương pháp tiêm botox đã không còn ... [xem thêm]

Mách bạn cách tẩy lông tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

(16)
Hiện nay, có nhiều phương pháp tẩy lông cho chị em như nhổ, wax lông hay hiện đại hơn là triệt lông vĩnh viễn bằng công nghệ laser, ánh sáng. Dù vậy, vẫn có ... [xem thêm]

Bé nằm sấp khi ngủ có an toàn không?

(63)
Bé cưng của bạn sắp chào đời. Thế nhưng, bạn vẫn chưa biết cách chăm sóc bé, đặc biệt là khi bé ngủ. Bạn bối rối không biết nên để bé nằm sấp hay ... [xem thêm]

Bà bầu ăn thịt gà có ảnh hưởng đến “cậu nhỏ” của bé?

(83)
Theo một nghiên cứu gần đây, nếu bà bầu ăn thịt gà với số lượng nhiều sẽ làm giảm kích thước “cậu nhỏ” của thai nhi và gây ra một vài vấn đề ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN