Giúp bé 2 tuổi phát triển ngôn ngữ một cách thần sầu

(3.93) - 29 đánh giá

Khi được 22 tháng tuổi, con bạn đã có thể nói nhiều hơn. Giờ đây, mỗi ngày bé đều học hỏi một từ mới, thậm chí còn có thể đặt hai từ lại với nhau, chẳng hạn như “Mẹ, đến đây “, “Đi thôi,” hoặc “Xong rồi.”

Bé sẽ tham gia vào các cuộc hội thoại thực tế với vốn từ và cụm từ ngày càng tăng lên. Đôi khi, có vẻ như bé không bao giờ ngừng nói vậy. Vậy làm cách nào để thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của con?

Nâng cao khả năng luyện nói của con

Mặc dù không hiểu hết tất cả những gì con nói, bạn hãy gật đầu và mỉm cười để khuyến khích bé luyện nói. Hãy đưa ra những gợi ý hữu ích khi bé bối rối hoặc gặp khó khăn khi tìm những từ thích hợp.

Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau đây để con phát triển ngôn ngữ:

  • Đọc cho bé nghe và sau đó khuyến khích bé đọc lại dòng vừa rồi trong sách;
  • Dùng thẻ flashcard và các trò chơi ghi nhớ để củng cố từ vựng;
  • Cẩn thận với ngôn ngữ của bạn. Bé có thể bắt chước theo bất kì từ không hay nào mà bạn nói ra mặc dù không biết ý nghĩa là gì;
  • Hãy trở thành một nhà bình luận viên thể thao. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ mô tả những gì con đang làm để giúp bé học các từ mới liên quan đến hoạt động của mình.

Sự phát triển của bé vào tháng thứ 22

Những màu sắc, chuyển động cho đến những gương mặt đều là một thú vị đối với trẻ. Tầm nhìn của bé đã sắc nét hơn nên bé có thể nhận ra những chi tiết sáng và đẹp đẽ.

Bố mẹ nên cho bé đọc những cuốn sách có hình ảnh nhiều màu sắc, tranh vẽ, hoa và khuôn mặt của mọi người. Hãy cùng bé mô tả kích thước, hình dạng và màu sắc của các đối tượng mà bé quan sát.

Hãy cho con bạn đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thị lực nếu trẻ có dấu hiệu bị lé mắt, mắt lờ đờ, hay nghiêng đầu hoặc bạn nhận thấy:

  • Trẻ không thể tập trung theo dõi một vật nào đó;
  • Không nhìn thấy người khác ở một khoảng cách nhất định
  • Dụi mắt nhiều lần;
  • Mắt bị đỏ, sưng tấy và chảy nước.

Lời khuyên cho mẹ khi bé 22 tháng tuổi

Vào khoảng gần 2 tuổi, bé con của bạn nên biết ít nhất 50 từ và một nửa trong số đó có thể hiểu được. Nếu bé gặp rắc rối khi định hình từ, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia.

Để bé luôn khỏe mạnh, bạn nên cho bé rửa tay thường xuyên và dặn bé luôn rửa tay sau khi hắt hơi, chơi với động vật hoặc sau khi đi vệ sinh.

Gia đình bạn hãy cùng nhau đi dạo để tận hưởng thiên nhiên, khám phá các loại côn trùng, hoa cỏ và cây cối xung quanh sau khi đã cùng tập thể dục.

Ở tuổi này, trẻ hay giận lẫy và nổi nóng nếu không được quyền lựa chọn. Trong trường hợp này, bạn nên bình tĩnh và nhẹ nhàng cho con biết rằng trẻ sẽ không có thứ mình muốn nếu cứ tiếp tục la hét. Bạn nên để bé tự chọn sách để đọc hoặc ăn món gì bé thích. Tất nhiên là bạn cần đảm bảo tất cả những lựa chọn bạn ra đều có lợi cho con.

Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ cho con, bạn có thể tham khảo thêm:

  • Nghi ngờ trẻ chậm phát triển. Kiểm tra ngay!
  • Bí quyết xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ 2 tuổi

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các mẹo giúp phòng ngừa viêm tai ngoài

(98)
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm tai rất phổ biến, nhưng việc phòng ngừa bệnh lại rất đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ các cách phòng tránh ... [xem thêm]

Phải dạy con rửa tay đúng cách từ bây giờ để phòng chống virus Corona (2019-nCoV)

(34)
Rửa tay là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu mà bạn cần ưu tiên dạy trẻ để bảo vệ con yêu trước hàng loạt các mối nguy bệnh tật, nhất là ... [xem thêm]

Kinh nghiệm đi du lịch cùng bé

(45)
Chìa khóa để thành công trong hầu hết các vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ chính là sự chuẩn bị kĩ lưỡng, du lịch cùng bé cũng không ngoại lệ. Sau đây là ... [xem thêm]

Tinh dầu trầm hương có tác dụng gì đối với sức khỏe?

(96)
Không chỉ ở ngành công nghiệp nước hoa, các chuyên gia y tế cũng đánh giá tinh dầu trầm hương rất cao bởi những giá trị tuyệt vời mà nó mang lại.Khi nhắc ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau?

(68)
Thuốc giảm đau được xem là lựa chọn của nhiều người khi cơn đau xuất hiện. Hiểu rõ cơ chế hoạt động của chúng giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ ... [xem thêm]

Đa u tủy xương gây suy thận: liệu có đúng sự thật?

(83)
Theo các chuyên gia nghiên cứu, đa u tủy xương gây suy thận là một tình trạng phổ biến xảy ra ở những người mắc phải loại ung thư máu này. Phát hiện và ... [xem thêm]

Những phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả

(80)
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc một lần trong đời. Đa số các trường hợp nhiệt miệng không cần điều trị. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn chay

(30)
Gia đình bạn có thói quen ăn chay và bạn băn khoăn không biết việc cho trẻ ăn chay có đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng của con? Khi nuôi con theo chế độ ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN