Tự kỷ đang là một trong những nỗi lo chung của các bậc cha mẹ thời đại bởi trong những năm gần đây, số lượng trẻ mắc bệnh này đang có chiều hướng tăng nhanh. Thế nhưng, xã hội hiện đại với nhiều áp lực khiến cha mẹ ngày càng ít quan tâm đến các dấu hiệu trẻ tự kỷ, chỉ khi thấy con có những biểu hiện lạ mới đưa đi khám thì bệnh đã nặng.
Theo thống kê từ những năm 1990, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ là 6/1.000. Đến năm 2007, con số này đã tăng lên thành 1/150. Trong đó, số lượng bé trai mắc bệnh thường cao gấp 3 – 4 lần bé gái. Những trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cần phát hiện và can thiệp kịp thời để con có thể lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.
Nguyên nhân nào gây ra chứng tự kỷ?
Hiện nay, tự kỷ không còn là khái niệm xa lạ bởi hội chứng này ngày càng lan rộng và phổ biến ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ những thông tin về hội chứng này. Tại sao con lại mắc chứng tự kỷ? Đây là câu hỏi rất thường gặp ở các bậc phụ huynh.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng tự kỷ, ví dụ như trẻ tự kỷ do bẩm sinh, do bệnh lý mà người mẹ mắc phải trong thời gian mang thai, do bất thường trong cấu trúc não bộ, do ít được cha mẹ quan tâm, do trẻ gặp phải sang chấn tâm lý…
Dấu hiệu trẻ tự kỷ phổ biến mà cha mẹ cần lưu ý
Có rất nhiều cha mẹ chia sẻ rằng họ thấy con mình có những dấu hiệu thay đổi về mặt tâm lý nhưng không biết rằng liệu đó có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ đã mắc chứng tự kỷ hay không. Dấu hiệu trẻ tự kỷ thường rất đa dạng và sẽ khác nhau ở mỗi đứa trẻ, nhưng đa phần các triệu chứng này thường nằm ở 3 khía cạnh:
Về mặt xã hội
Trẻ ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ dễ mắc chứng tự kỷ. Trẻ có các biểu hiện như:
- Trẻ hay tránh né việc nhìn thẳng vào mắt người khác. Nếu có nhìn thì trẻ sẽ nhìn với ánh mắt vô cảm như thể người đó vô hình hoặc sự việc đó không diễn ra.
- Trẻ hay biểu hiện sự cô lập bản thân với tập thể và có những biểu hiện bất thường như không cười nói với người khác, thích chơi một mình, không kết bạn và không chia sẻ với bạn bè.
- Những trẻ bị nặng có thể không nhận biết được đâu là người thân của mình, thậm chí có trẻ còn không nhận diện được cha mẹ, anh chị em…
Về mặt giao tiếp
Những trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường chậm phát triển ngôn ngữ hoặc không sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Chậm nói thường là một trong những dấu hiệu chính của chứng tự kỷ mà cha mẹ cần lưu ý để đưa trẻ đi khám và điều trị sớm. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể mà bạn cần lưu ý:
- Trẻ thường hay lặp lại những lời người khác nói mà không hiểu điều đó có nghĩa là gì, hay nhại lời và thường tỏ ra không muốn giao tiếp.
- Trẻ thường ít có biểu hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để hỗ trợ lời nói trong cuộc hội thoại.
- Khả năng hiểu lời của trẻ không tốt, trẻ tự kỷ thường chỉ hiểu từ ngữ theo nghĩa đen, vốn từ ít và hay gặp khó khăn trong diễn đạt.
- Trẻ không biết chơi tưởng tượng, đóng vai phù hợp với lứa tuổi, thiếu tính tượng trưng, sáng tạo.
- Trẻ thường không đáp lại khi được người khác gọi tên, mặc dù trẻ có phản ứng với các âm thanh khác như tiếng còi xe hoặc tiếng mèo kêu.
Về mặt hành vi
Ngoài các dấu hiệu trên, các dấu hiệu về mặt hành vi cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Lặp lại hành vi nhiều lần là một trong những biểu hiện quen thuộc nhất của trẻ bị tự kỷ. Trẻ thường lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như đi kiễng chân, xoay tròn người, lắc đầu, vỗ tay, tự chơi với bàn tay…
- Trẻ mắc chứng tự kỷ cũng thường có xu hướng gắn bó bất thường với một món đồ vật nào đó và xem nó như một người bạn của mình.
- Nếu đồ vật trong phòng trẻ bị thay đổi hoặc thói quen sinh hoạt bị đảo ngược thì trẻ sẽ cảm thấy rất hoảng sợ và giận dữ.
- Trẻ có thể quan tâm quá mức đến một vấn đề nào đó, chẳng hạn như theo dõi tuyến đường hay bị cuốn hút quá mức vào số và chữ.
- Một số trẻ tự kỷ có thể biết đọc chữ từ rất sớm, mặc dù không hiểu ý nghĩa.
Chứng tự kỷ có thể chữa khỏi được không?
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có những phương pháp can thiệp kịp thời, bạn có thể cải thiện sự phát triển của trẻ. Các liệu pháp giúp cải thiện chứng bệnh này gồm:
- Các liệu pháp điều trị hành vi: Đây là phương pháp điều trị nhằm giúp trẻ mắc chứng tự kỷ học cách giao tiếp, phát triển thể chất và tương tác với người khác hiệu quả hơn.
- Cải thiện ngôn ngữ: Bạn nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe, đồng thời bạn tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với xã hội nhiều hơn.
- Thuốc: Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị chứng tự kỷ nên không phải là giải pháp được áp dụng nhiều bởi tác dụng phụ của nó. Nhưng bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc nhằm cải thiện một vài triệu chứng của bệnh tự kỷ như trầm cảm nặng, quá tăng động…
- Sử dụng sản phẩm bổ não: Các sản phẩm bổ não có nguồn gốc thiên nhiên, không tác dụng phụ và an toàn cho trẻ là giải pháp giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện các triệu chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được các bác sĩ và các mẹ tin dùng nhiều nhất hiện nay là cốm bổ não Vương Não Khang (*).
Với thành phần chính là cao đinh lăng kết hợp với cao thăng ma, cao ginkgo biloba, taurine, co-enzym Q10, vitamin B6, acid folic, natri succinate, sản phẩm Vương Não Khang có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng khả năng tiếp nhận thông tin, tập trung, ghi nhớ và phản xạ cho trẻ. Không những vậy, hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng bởi Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nếu chẳng may con bị mắc chứng tự kỷ, bạn cũng đừng quá lo mà hãy bình tĩnh để tìm hướng giải quyết. Đã có nhiều gia đình kiên trì thực hiện các liệu pháp điều trị theo hướng dẫn ở trên của bác sĩ và cuối cùng đã thành công. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 098 712 6085 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bích Ngân/HELLO BACSI