Nguyên nhân gây tự kỷ là gì?

(3.75) - 12 đánh giá

Tự kỷ không do nguyên nhân đơn lẻ và nguyên nhân thực sự vẫn chưa được rõ. Do sự phức tạp của bệnh và thực tế là các triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh rất thay đổi, nên bệnh được nghĩ do nhiều nguyên nhân gây ra. Cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường đều có thể liên quan.

Các vấn đề về di truyền

Một số gen có liên quan đến rối loạn tự kỷ. Một vài gen dường như làm trẻ nhạy cảm hơn với rối loạn này, trong khi một số khác lại ảnh hưởng đến sự phát triển của não hoặc đến quá trình trao đổi thông tin giữa các tế bào não. Một số gen khác lại có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Mỗi bất thường gen riêng rẽ có thể chỉ chịu trách nhiệm cho một số ít trường hợp rối loạn, nhưng nếu kết hợp với nhau, ảnh hưởng của gen trở nên đáng kể. Một số bất thường di truyền có khả năng di truyền từ bố mẹ, trong khi một số khác xảy ra một cách ngẫu nhiên.

Yếu tố môi trường

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu xem các yếu tố như nhiễm virus, biến chứng trong quá trình mang thai và các chất gây ô nhiễm không khí có đóng vai trò trong việc khởi phát rối loạn tự kỷ hay không.

Không có sự liên quan giữa vắc-xin và rối loạn tự kỷ

Một trong những tranh cãi lớn nhất về rối loạn tự kỷ xoay quanh việc liệu có tồn tại mối liên quan giữa rối loạn tự kỷ với một số vắc-xin được tiêm phòng cho trẻ nhỏ hay không, đặc biệt là vắc-xin phòng bệnh sởi-quai bị-rubella (MMR). Mặc dù đã được nghiên cứu khá sâu, hiện vẫn chưa có nghiên cứu đáng tin cậy nào cho thấy mối liên hệ giữa rối loạn tự kỷ và vắc-xin MMR.

Không cho trẻ tiêm chủng vắc-xin có thể đặt con bạn trước nguy cơ nguy hiểm bị mắc và lây lan những bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh ho gà, bệnh sởi hoặc quai bị.

Xem thêm bài viết Tự kỷ - Những điều cần biết của BS. Lê Thanh Nhã Uyên

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autism-spectrum-disorder/basics/causes/con-20021148

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Thanh Nhã Uyên - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu

(46)
Định nghĩa Thỉnh thoảng lo âu là điều bình thường trong cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy lo âu khi gặp phải một vấn đề trong công việc, trước khi thi ... [xem thêm]

Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp)

(96)
Hình: Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp Hội chứng cơ hình lê là gì? Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối ... [xem thêm]

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

(74)
Định nghĩa Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường ... [xem thêm]

Bệnh Wilson

(68)
Bệnh Wilson là gì? Bệnh Wilson là bệnh di truyền gây tích tụ quá nhiều đồng trong cơ thể. Đây là rối loạn di truyền hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1 trên 30.000 ... [xem thêm]

Rối loạn vận động

(56)
Mất điều hòa vận động Thất Điều (ataxia-mất điều hoà vận động): Là triệu chứng do tổn thương não, thân não hoặc tuỷ sống. Triệu chứng bao gồm: ... [xem thêm]

Động kinh

(21)
Động kinh là gì? Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật ... [xem thêm]

Viêm cơ – viêm đa cơ và viêm da cơ

(39)
Biên dịch: Ths.BS. Phan Hoàng Phương Khanh Hiệu đính: BS. Minh Ngọc Viêm đa cơ và viêm da cơ là các bệnh lý của mô liên kết đặc trưng bởi tình trạng viêm cơ. ... [xem thêm]

Loạn trương lực cơ và loạn trương lực cơ cổ

(61)
Loạn trương lực cơ là gì? Loạn trương lực cơ (dystonia) là rối loạn vận động (movement disorders) đặc trưng bởi những cử động không tự ý, có sự duy trì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN