Đột quỵ do xuất huyết

(3.67) - 19 đánh giá

Ở Hoa Kỳ, khoảng 13% trường hợp đột quỵ xảy ra do xuất huyết, tức là do đứt mạch máu bên trong hoặc gần não.
Khi xuất huyết xảy ra, máu tích tụ trong não gây hại cho mô não và khiến cho các tế bào ở vùng bị ảnh hưởng yếu đi và chết.
Có hai loại đột quỵ do xuất huyết là xuất huyết não và xuất huyết dưới màng nhện. Trong hai loại này xuất huyết não là loại đột quỵ do xuất huyết thường gặp hơn.

Hai loại đột quỵ do xuất huyết khác nhau như thế nào?

Xuất huyết trong não

  • Xảy ra khi mạch máu bị vỡ gây chảy máu vào mô sâu bên trong não.
  • Thường do cao huyết áp mãn tính hoặc lão hóa mạch máu gây nên.
  • Đôi khi do dị dạng động tĩnh mạch (AVM). AVM là một búi mạch máu có hình dạng bất thường và rất dễ vỡ. Xuất huyết từ AVM gây ra chảy máu trong não.

Xuất huyết dưới màng nhện

  • Xảy ra khi một đoạn phình mạch (một túi chứa đầy máu phình ra ngoài động mạch) trên hoặc gần bề mặt não bị vỡ gây chảy máu vào khoảng không gian giữa não và sọ.
  • Thường do huyết áp cao gây nên.

Những yếu tố nguy cơ khác ngoài cao huyết áp?

Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Uống thuốc tránh thai (đặc biệt là những loại có hàm lượng estrogen cao)
  • Uống rượu bia quá mức
  • Dùng ma túy và các dược chất bất hợp pháp

Đột quỵ do xuất huyết được chẩn đoán như thế nào?

Khi một người có các triệu chứng của đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA), bác sĩ sẽ thu thập thông tin và đưa ra chẩn đoán. Những việc bác sĩ thường làm là:

  • Xem xét bệnh sử (bao gồm cả bệnh sử gia đình, nghề nghiệp, thói quen,…)
  • Thăm khám tổng trạng và hệ thần kinh
  • Làm một số xét nghiệm (máu)
  • Chụp CT và MRI
  • Xem xét các kết quả xét nghiệm cần thiết khác

Các xét nghiệm cung cấp thông tin về cấu trúc (hình dạng), chức năng (cách hoạt động) cũng như tình trạng mạch máu (sự tưới máu) của bộ não. Từ những thông tin này, bác sĩ có thể đưa ra nhận định về vùng não bị tổn thương.

Các xét nghiệm chẩn đoán được chia thành ba nhóm:

  • Xét nghiệm hình ảnh (CT, MRI,…) cho thấy hình dạng của bộ não.
  • Điện não đồ (EEG) ghi lại các xung điện phản ánh hoạt động của bộ não.
  • Khảo sát dòng chảy của máu để tìm ra nguyên nhân làm thay đổi tình trạng tưới máu ở não.
Xem thêm bài viết Chẩn đoán đột quỵ của TS.BS Phạm Nguyên Quý

Điều trị đột quỵ do xuất huyết như thế nào?

Vì sự xuất huyết có thể đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân PHẢI được chăm sóc tại bệnh viện. Một số loại thuốc sẽ được dùng để kiểm soát huyết áp. Các loại thuốc khác có thể được dùng để giảm phù não sau đột quỵ.
Tùy theo nguyên nhân gây xuất huyết, can thiệp bằng phẫu thuật có thể là cần thiết. Phẫu thuật thường được khuyến cáo để xử lý chỗ phình mạch (bằng cách đặt kẹp kim loại ở gốc của chỗ phình mạch) hoặc để loại bỏ những mạch máu bất thường cấu thành dị dạng mạch máu (AVM).
Một số thủ thuật ít xâm lấn hơn cũng có thể được chỉ định như can thiệp nội mạch. Trong thủ thuật này, bác sĩ đưa ống thông (catheter) vào động mạch chính ở chân hoặc tay và luồn tới vị trí có túi phình hoặc AVM để đặt các thiết bị giúp ngăn chảy máu như keo, coil (dây kim loại rất nhỏ).

Những câu hỏi có thể hỏi bác sĩ và y tá

Hãy dành vài phút để viết ra các câu hỏi mà bạn quan tâm để hỏi nhân viên y tế. Một trong số đó có thể là:

  • Tôi có thể làm gì để phòng ngừa một cơn đột quỵ khác?
  • Tôi có thể kiểm soát huyết áp cao bằng cách nào?

Tài liệu tham khảo

1. http://www.strokeassociation.org/idc/groups/stroke-public/@wcm/@hcm/documents/downloadable/ucm_309710.pdf
2. http://www.mayfieldclinic.com/PE-Coiling.htm

Biên dịch - Hiệu đính

BS.TS. Phạm Nguyên Quý - BS. Trương Quang Huy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chẩn đoán đột quỵ

(53)
Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, ... [xem thêm]

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

(74)
Định nghĩa Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây tự kỷ là gì?

(12)
Tự kỷ không do nguyên nhân đơn lẻ và nguyên nhân thực sự vẫn chưa được rõ. Do sự phức tạp của bệnh và thực tế là các triệu chứng cũng như mức độ ... [xem thêm]

Viêm não

(69)
Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus). Tại Anh, virus thường gặp nhất gây viêm não là virus herpes simplex. ... [xem thêm]

Tự kỷ được chẩn đoán như thế nào?

(29)
Chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ Bác sĩ của con bạn sẽ tìm các vấn đề về phát triển tại những lần khám sức khỏe định kỳ. Nếu trẻ biểu hiện ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng bệnh Parkinson

(23)
Tài liệu sau đây sẽ hướng dẫn các bạn các bài tập phục hồi chức năng bệnh Parkinson. Các bài tập vận động phục hồi chức năng bệnh Parkinson. Biên ... [xem thêm]

Sa sút trí tuệ (Dementia)

(78)
Sa sút trí tuệ là gì? Sa sút trí tuệ không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Loạn trương lực cơ và loạn trương lực cơ cổ

(61)
Loạn trương lực cơ là gì? Loạn trương lực cơ (dystonia) là rối loạn vận động (movement disorders) đặc trưng bởi những cử động không tự ý, có sự duy trì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN