Nguyên nhân gây suy thận và bí quyết giúp giảm nhẹ nguy cơ chạy thận

(4.18) - 42 đánh giá

Bệnh suy thận mạn tính đặc trưng bởi sự mất dần chức năng thận theo thời gian. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận, phổ biến nhất là bệnh đái tháo đường, huyết áp cao… Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bệnh thận mạn tính không trở nên tồi tệ hơn, tránh được nguy cơ phải chạy thận.

Người bị bệnh thận thường không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh tiến triển nặng. Khi tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, chất thải có thể tích tụ nhiều trong máu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Bệnh nhân có thể phát triển các biến chứng như huyết áp cao, thiếu máu, xương yếu, sức khỏe dinh dưỡng kém và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, người bị bệnh thận còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Những ảnh hưởng này có thể xảy ra từ từ trong một khoảng thời gian dài. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây suy thận do đâu và bí quyết nào giúp giảm nhẹ nguy cơ phải chạy thận cho các bệnh nhân mắc bệnh về thận? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Suy thận là gì?

Suy thận có thể là cấp tính hoặc mạn tính, xảy ra khi thận không còn đảm nhiệm chức năng bài tiết hết chất thải ra khỏi cơ thể và kiểm soát mức độ dịch trong cơ thể. Tình trạng suy thận có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến âm thầm một cách từ từ. Người bị suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Một số người có thể mất tới 90% chức năng thận trước khi các triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không hề có các dấu hiệu của bệnh suy thận cho đến khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối.

Nguyên nhân gây suy thận?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận, bao gồm:

  • Cao huyết áp: Theo thời gian, tình trạng cao huyết áp có thể khiến các mạch máu nhỏ trong thận bị căng thẳng, ngăn chặn thận hoạt động đúng cách dẫn đến suy thận
  • Bệnh đái tháo đường típ 1 và 2: Việc có quá nhiều đường trong máu có thể khiến các bộ lọc nhỏ trong thận bị hỏng
  • Cholesterol cao: Điều này có thể gây tích tụ mỡ trong các mạch máu cung cấp tới thận khiến cơ quan bài tiết này gặp khó khăn trong hoạt động
  • Nhiễm trùng thận
  • Bệnh về hệ thống miễn dịch như lupus, HIV/AIDS…
  • Các bệnh do virus kéo dài như viêm gan B và viêm gan C
  • Viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu trong thận xảy ra nhiều lần có thể làm thận bị tổn thương dẫn đến suy thận.
  • Viêm cầu thận
  • Bệnh thận đa nang: Một tình trạng di truyền chỉ sự tăng trưởng của các u nang phát triển bên trong thận
  • Tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu: Sỏi thận hoặc tình trạng tuyến tiền liệt phình to có thể làm tắc nghẽn đường ra của nước tiểu, lâu dần gây suy thận
  • Tác dụng phụ của một số thuốc hoặc nhiễm độc tố: Người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), nhiễm độc chì, một số loại ma túy… cũng có nguy cơ bị suy thận.

Người bệnh suy thận phải chạy thận khi nào? Tại sao?

Khi chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải chạy thận

Bệnh suy thận được chẩn đoán dựa vào chỉ số eGFR và một số yếu tố khác như độ tuổi, chủng tộc, giới tính… Chỉ số eGFR biểu thị tốc độ lọc cầu thận có được từ kết quả xét nghiệm creatinine máu, dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể xác định bệnh thận của bạn đang ở giai đoạn nào. Bệnh thận được chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạnChức năng thậneGFR ml/phút/1,73m
1eGFR cho thấy chức năng thận bình thường nhưng đã có một số tổn thương thận như protein hoặc máu xuất hiện trong nước tiểu…90 trở lên
2Chức năng thận giảm nhẹ60 – 89
3Chức năng thận giảm vừa phải45 – 59 (giai đoạn 3A)
30 – 44 (giai đoạn 3A)
4Chức năng thận giảm nghiêm trọng15 – 29
5Chức năng thận giảm rất nghiêm trọng gọi là suy thận giai đoạn cuốiÍt hơn 15

Nếu chỉ số chức năng thận giảm xuống nằm trong giai đoạn 4 hoặc 5, người bệnh không chỉ bị suy thận mà còn phải chịu nhiều vấn đề khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe có thể nảy sinh như thiếu máu, mất cân đối canxi, phosphate và các hóa chất khác trong máu. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như mệt mỏi do thiếu máu và loãng xương hoặc gãy xương do mất cân bằng canxi, phosphate. Nếu người bệnh suy thận nặng không được điều trị bằng chạy thận hoặc ghép thận, nguy cơ tử vong là rất cao.

Người bệnh suy thận mức độ nhẹ đến trung bình (giai đoạn 1 – 3) thường không cần điều trị chuyên khoa. Nguyên nhân là thận có thể phục hồi với các tổn thương nhẹ. Người bị suy thận giai đoạn 4, 5 cần phải có sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa nhằm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thực tế, việc điều trị bệnh thận mạn tính giai đoạn đầu có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình bệnh tiến triển thành suy thận mạn trong tương lai. Ở giai đoạn đầu, do tình trạng tổn thương thận ở mức nhẹ nên người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách bồi bổ can thận, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  • Uống nhiều nước: Nước có tác dụng thanh lọc, hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể, giúp giảm bớt gánh nặng giải độc của thận. Cơ thể cần cung cấp ít nhất 2 lít nước/ngày. Vì vậy, bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên: Việc nhịn tiểu quá lâu và quá thường xuyên sẽ khiến bàng quang bị căng tức, vô tình gây áp lực lên thận và là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn hàng ngày của người bị suy thận nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K, lòng trắng trứng, hạt mè, rau mùi… Người bị bệnh thận không được ăn mặn, hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng và nhiều gia vị.
  • Không sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng thuốc lá, rượu bia… và các chất kích thích khác là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Một lưu ý là người bệnh cần tránh hút thuốc lá thụ động.
  • Tập thể thao hợp lý: Tập các bài tập yoga, các động tác kéo duỗi chân có tác dụng hỗ trợ khả năng hoạt động của thận.

Để tránh phải chạy thận, bạn cần có kế hoạch kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân, nếu có bệnh về thận cần tránh để bệnh tiến triển sang suy thận giai đoạn cuối. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ bởi việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến thận là cách hữu hiệu nhất để tránh khỏi phải chạy thận hoặc ghép thận.

Ngoài ra, bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh, đảm bảo mọi điều kiện cơ bản giúp kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu những thay đổi về lối sống không giúp tình trạng bệnh được cải thiện, hãy trao đổi với bác sĩ để có những giải pháp tích cực hơn.

Xem thêm: Chuyên gia Trần Đình Ngạn phân tích về các cấp độ của suy thận

Ích Thận Vương – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ phòng các bệnh về thận và tránh bị suy thận

Với mong muốn giúp cải thiện tình trạng suy thận và ngăn ngừa biến chứng, các nhà khoa học Việt Nam không ngừng tìm tòi và bào chế ra những vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao. Trong đó, nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương (*) có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ… Sản phẩm giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận…

Sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương giúp hỗ trợ quá trình điều trị suy thận

Với các thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên Ích Thận Vương được đề cao về tính an toàn và hiệu quả:

  • Dành dành: Chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học cao, giúp hạ huyết áp.
  • Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị bệnh thận do đái tháo đường, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric.
  • Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện tình trạng giữ nước và giữ natri, cải thiện chức năng thận, làm chậm diễn tiến của suy thận.
  • Trầm hương: Đây là một vị thuốc Đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
  • Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng.
  • Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng trong bệnh suy thận, hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  • Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, giúp điều trị viêm thận, sỏi thận.
  • Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy.
  • L-carnitine: Người bệnh suy thận thường sẽ bị thiếu hụt L-carnitine. Tình trạng thiếu hụt L-carnitine là nguyên nhân khiến các tế bào và cơ quan trong cơ thể bị thiếu năng lượng, không đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. L-carnitine giúp tăng hồng cầu ở người bị suy thận.
  • Coenzym Q10: Giúp cải thiện chức năng thận và góp phần làm giảm nhu cầu phải lọc thận.

Cơ chế tác động của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương

Tác dụng của thảo dược dành dành, thành phần chính của Ích Thận Vương, đối với sức khỏe

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Ích Thận Vương trong thời gian dài để cải thiện một cách tốt nhất tình trạng suy thận mà không lo phải chịu các tác dụng phụ không mong muốn. Tham khảo cơ chế tác động cụ thể của sản phẩm:

Cơ chế tác động của Ích Thận Vương lên cả nguyên nhân và triệu chứng

Xem thêm: Bí quyết cải thiện suy thận độ 1 của ông Nguyễn Văn Quỳnh, Hà Nội, SĐT 036 560 9785

Để suy thận không dẫn đến nguy cơ phải chạy thận, quan trọng là phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bạn hãy kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương theo liệu trình để thận luôn khỏe mạnh nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh thận, suy thận và tìm hiểu về sản phẩm Ích Thận Vương, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi: 1800 6304 hoặc hotline (kết bạn Zalo/Viber) 091 721 4851 – 097 528 4017.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tinh dầu ngọc lan tây: Tốt cho thể chất lẫn tinh thần

(95)
Tinh dầu ngọc lan tây ngày càng được ưa chuộng bởi hương thơm dễ chịu và đem đến những công dụng nhất định cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của ... [xem thêm]

8 vấn đề với mồ hôi tiết lộ sức khỏe của bạn

(64)
Sự bài tiết thông qua các tuyến mồ hôi của cơ thể thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những vấn đề với mồ hôi như ... [xem thêm]

Các động tác massage sau sinh tại nhà nên được tiến hành như thế nào?

(93)
Ngoài những lợi ích tuyệt vời như giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng, làm mờ vết rạn trên bụng bầu, kích thích tuyến sữa… massage sau sinh ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên sử dụng nước xịt khoáng?

(73)
Nước xịt khoáng ra đời như một vị cứu tinh cho làn da trong mùa hè và trở thành một vật bất ly thân của chị em phụ nữ. Không chỉ dưỡng ẩm và làm mát ... [xem thêm]

Cần sa và những tác hại không ngờ đối với sức khỏe

(40)
Tác hại của cần sa là gì? Không chỉ làm giảm khả năng tập trung, mất trí nhớ, cần sa còn làm giảm khả năng phán đoán, làm thay đổi ADN, gây ung thư tinh ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây ra gàu và các loại thuốc trị gàu

(60)
Da đầu bị gàu vừa gây ra những triệu chứng khó chịu, lại vừa khiến bạn kém tự tin hơn hẳn. Có những nguyên nhân phổ biến gây ra gàu dưới đây và Chúng ... [xem thêm]

Giải mã 7 hiểu lầm về điều trị lọc máu

(90)
Quá trình lọc máu (hay còn gọi là chạy thận nhân tạo) là quá trình giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu khi thận không còn có thể làm ... [xem thêm]

Thói quen súc miệng nước muối giúp bạn chăm sóc răng trắng khỏe

(13)
Từ khi chưa có kem đánh răng, ông bà ta đã súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa các bệnh nha khoa. Bạn có biết nước muối không chỉ có tác dụng vệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN