Nguyên nhân, diễn biến và cách điều trị khi bị vỡ ối non

(3.61) - 73 đánh giá

Vỡ ối non là một biến cố không mong muốn trong quá trình mang thai. Ối vỡ non khiến cho bà mẹ lo lắng bởi ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Trước khi em bé sinh ra, túi ối sẽ vỡ làm cho nước ối tràn ra hay có khi rò rỉ ra từ từ. Chúng ta gọi hiện tượng túi ối vỡ trước khi thai phụ chuyển dạ là vỡ ối non. Vỡ ối non có thể xảy ra bất thời điểm nào trong thai kỳ. Khi hiện tượng vỡ ối non xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ chuyển dạ sinh non.

Nguyên nhân

Vỡ ối non thường xảy ra đột ngột và nguyên nhân gây ra nó thường khó xác định. Những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này bao gồm:

  • Nhiễm trùng tử cung, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ối vỡ non;
  • Tử cung và túi ối quá căng giãn. Tình trạng đa thai hoặc đa ối là những nguyên nhân thường gặp gây ra sự căng giãn này;
  • Chấn thương như tai nạn giao thông.

Diễn tiến của hiện tượng ối vỡ non

Quá trình chuyển dạ sinh non thường bắt đầu ngay sau khi hiện tượng vỡ ối non xảy ra. Đôi khi, lúc dịch ối rỉ ra chậm và vẫn chưa có dấu hiệu nhiễm trùng thì vẫn chưa xuất hiện các cơn co thắt tử cung trong khoảng vài ngày. Thỉnh thoảng tình trạng rò rỉ trong túi ối có thể tự phục hồi và mẹ bầu không phải sinh non. Trong một số ít trường hợp, thai kỳ vẫn phát triển bình thường nếu hiện tượng ối vỡ non xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 2.

Cách điều trị khi bị vỡ ối non

Phương pháp điều trị khi bị vỡ ối non bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như corticosteroid để kích thích phổi của thai nhi tăng trưởng ở thời điểm tuần 34 của thai kỳ hoặc sớm hơn.

Các phương pháp điều trị khác cho ối vỡ non

Các biện pháp điều trị khác khi mẹ bầu bị ối vỡ non bao gồm:

  • Phương pháp chờ đợi trong quan sát;
  • Dùng kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng dịch ối;
  • Chọc hút ối để kiểm tra xem có nhiễm trùng tử cung hay kiểm tra xem phổi của bào thai đã đủ trưởng thành để chuẩn bị cho quá trình sinh ra hay không;
  • Dùng thuốc kích thích chuyển dạ nếu quá trình này không diễn ra theo tự nhiên. Điều này sẽ giúp làm tăng khả năng sinh, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ nếu phổi của thai nhi đã đủ trưởng thành hoặc nếu bạn bị nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị vẫn còn đang gây tranh cãi đối

Sau khi màng ối bị rách, thuốc chống co thắt tử cung (tocolytic) lúc này sẽ không có hiệu quả nhiều trong việc làm chậm hoặc ngăn ngừa các cơn đau do chuyển dạ. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ sẽ dùng thuốc tocolytic để trì hoãn hiện tượng sinh non. Nó có tác dụng đủ lâu để kháng sinh và thuốc corticosteroid phát huy tác dụng (24 giờ) và cũng đủ lâu để đưa mẹ bầu đến bệnh viện phụ sản.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho các mẹ mang thai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chà là có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta?

(60)
Phoenix dactylifera là tên khoa học của cây chà là. Đây là loại trái cây phổ biến ở Ramadhan, nằm trong họ Cọ có nguồn gốc ở Trung Đông, được trồng từ ... [xem thêm]

Vì sao mẹ bầu nhóm máu O lại có thể gây nguy hiểm cho con?

(32)
Bạn có biết mình mang nhóm máu gì không? Nếu là mẹ bầu nhóm máu O, bạn cần thận trọng khi con chào đời vì có thể sau khi sinh con bạn bị vàng da. Tại sao ... [xem thêm]

Rối loạn nội tiết: Không đơn giản như bạn vẫn nghĩ

(32)
Bạn có thấy người hay bốc hỏa hay nổi nhiều mụn mặc dù đã qua độ tuổi dậy thì? Đây không chỉ là dấu hiệu của sự căng thẳng mà còn có thể xuất ... [xem thêm]

Hiệu ứng ASMR là gì mà giúp bạn cực khoái như lên đỉnh?

(76)
ASMR hiện đang trở thành một trào lưu khi nhiều người chơi Youtube liên tục cho ra đời những video với tiếng nói chuyện thì thầm, tiếng gõ đồ vật, tiếng ... [xem thêm]

Mách bạn 4 cách chữa bệnh thận mạn phổ biến

(67)
Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh, cách chữa bệnh thận mạn ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy vậy, mục đích chung vẫn là kiểm soát tốt tình trạng bệnh ... [xem thêm]

Nuôi thú cưng có thể phòng tránh bệnh hen suyễn cho trẻ?

(43)
Bạn sẽ làm tất cả những điều có thể để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho con mình, nhưng khi những thứ bạn cần làm phải bao gồm cả việc không ... [xem thêm]

Phẫu thuật cấy tóc: Phao cứu sinh cho cánh mày râu hói đầu

(76)
Tìm hiểu về cấy tócThủ thuật cấy tóc là gì?Cấy tóc là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật di chuyển tóc đến khu vực bị hói đầu. Bác sĩ ... [xem thêm]

Không chỉ xảy ra ở mẹ bầu, trẻ nhỏ cũng có thể mắc hội chứng Pica

(60)
Trẻ nhỏ rất tò mò, nên chúng hay bỏ những vật lạ vào miệng. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường xuyên ăn những thứ không ăn được như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN